Giao dịch Forex với Price Action P2-mô hình nến

Trong kỳ trước mình đã khái quát một cách dễ hiểu nhất là các mẫu nến Nhật quan trọng, là công cụ đắc lực để dự báo đảo chiều đơn giản nhất, ít ra cũng đem lại những tín hiệu cho thấy lực tăng/giảm đã suy yếu để nhanh chóng xoay chuyển tình thế. Kỳ này sẽ tiếp tục “mổ xẻ” về các dạng biểu đồ giá. Nhớ lại hồi mới bập bẹ cài MT4 xong chỉ biết ngó mà chẳng hiểu mô tê gì trên Chart, cứ nghĩ rằng không hề có qui luật gì để nhận diện xu thế, sau thời gian tự lăn lộn mới biết vai trò của những mẫu đồ thị mà qua đó có thể dự báo tương lai.

Dựa trên giả thuyết là lịch sử  có khuynh hướng lập lại chính nó, do vậy những gì đã từng xảy ra trong quá khứ sẽ tạo ra những khuôn mẫu, trong tương lai có dịp gặp lại thì mr.Market cũng phản ứng gần như “y chang”. Ví dụ với kiểu biểu đồ kinh điển Vai – Đầu – Vai, hay Double Top, Bottom,…nếu chưa từng nghe qua mấy tên này cũng không sao, bài viết này sẽ hệ thống và tổng hợp những gì nền tảng nhất để làm hành trang cho các bạn tự học giao dịch Forex.

1. Những dạng địa hình
Có 2 môi trường chính là: Có xu hướng và Sideway. SW có 2 nhóm nhỏ hơn: Sw biên độ hẹp và Sw trong biên độ rộng.

Ảnh trên ghi nhận lại thời điểm thị trường có xu hướng rõ rệt, tăng hoặc giảm, ai cũng nhìn thấy được mà không phải cố gắng tưởng tượng  . Còn ảnh dưới đây chỉ thị trường Sideway, để dễ quan sát ta kẻ một kênh nằm ngang.

Khi thị trường đi ngang như vậy thì chỉ có nước đợi giá có bước chuyển mình mang tính đột phá, không nên đoán già đoán non vì hành động đó không khác gì đánh bạc (Trừ phi bạn rất am hiểu về thị trường, hiểu rõ tác động của những tin tức lên thị trường như  george soros, xâu chuỗi những sự kiện kinh tế riêng lẻ để dự đoán một xu hướng mới sắp diễn ra) Nếu không có trình độ chuyên môn sâu về tài chính – kinh tế thì đứng ngoài cho lành. Trong các bài viết trước tác giả cũng nhiều lần đề cập tới chiến lược hoãn bình, không làm gì cả đợi cơ hội chín mùi, điều này luôn luôn đúng trong thị trường In range. Liều lĩnh nhảy vào bắt đáy, đỉnh có thể ăn dầy hơn nhưng chỉ 50% thắng lợi.

Các bạn nên sử  dụng công cụ kẽ Trendline (đường xu hướng) có sẵn trên phần mềm giao dịch MT4 để vẽ các đường thể hiện Trend trực quan hơn) cho tiện theo dõi. KinhdoanhForex.net sẽ tạo một chuyên mục nói cặn kẽ về Trendline sau, đón theo dõi nhé  . Trong phạm vi bài về mô hình giá (price action) chúng ta chủ yếu phân tích và nhớ để đọc biểu đồ dễ hơn.

2. Các mô hình giá quan trọng

a. Cờ hiệu Flag pattern

Mô hình này theo thống kê thì độ chính xác hơn 85% . Nhận diện mô hình này rất đơn giản, đây thuộc nhóm Continuos Pattern, dạng biểu đồ có xu hướng tiếp diễn, nếu hiện đang trên đà tăng thì khi mô hình Flag này xuất hiện sẽ kéo theo một đợt tăng giá khác. Cơ hội giao dịch khi giá điều chỉnh và tạo nên những lá cờ như ảnh minh họa, khi giá tăng phá vỡ kênh giảm nhỏ là lúc mua vào. Mô hình này gặp thường xuyên vì rất hiếm khi một Trend tăng trọn vẹn mà thường có lúc điều chỉnh cân bằng giá. Theo kinh nghiệm riêng, bạn nên áp dụng Fibonacci cho đoạn tăng gần nhất, nếu trong Trend mạnh thì giá thường hồi Retracement tới vùng 38,2% còn Trend tương đối yếu thì có thể Retrace tới 61,8%. Biết được bí mật này để đặt lệnh Stop Loss thông minh hơn.

2. Pennant pattern và Ascending triangle

Mô hình này có biệt danh là “bà bầu” vì trông giống một woman + bầu hơi nhọn  

Cơ hội giao dịch với mẫu hình giá này là đợi giá đi tới cuối con đường, như ảnh minh họa, thị trường đang đi xuống nhưng nếu đi tới đỉnh tam giác cân rồi mà lại tăng vọt lên thì xem như mô hình bị LỖI, khi đó bỏ qua tín hiệu này, trường hợp nó giảm theo trend thì có thể SELL.

Mô hình thứ hai này gọi là Ascending triangle, tam giác tăng, khác ở chỗ cạnh dưới tam giác tăng, cùng “băng đảng” tiếp diễn nên 2 mô hình này dự báo xu hướng tiếp diễn.  Chiến thuật này đánh theo kiểu Soros, sẵn sàng mua giá cao để chốt lời cao hơn, khi chấp nhận trade theo price pattern thì bạn có thể mua giá cao! không như chiến thuật săn hàng giá rẻ

Trên thực tế bạn sẽ thường xuyên bắt gặp các mô hình giá kiểu này. Nhìn mãi sẽ quen thôi, không có cách nào khác, hễ là đang giảm thì chắc chắn sẽ tạo ra những mô hình tiếp diễn như vậy. Phát hiện những Pattern này để lướt theo sóng.

3. Mô hình Double Top M

Như tên gọi của nó, Double Top là mẫu hình  đỉnh. Quá trình hình thành mô hình M như sau:

■Giai đoạn 1: Xu hướng tăng rõ ràng
■Giai đoạn 2: Có một cú giảm tương đối mạnh
■Giai đoạn 3: Hồi phục tăng test đỉnh nhưng thất bại, không thể vượt qua đỉnh cũ
■Giai đoạn 4: Giá giảm mạnh qua đường Base
Cách giao dịch với mô hình Double này cũng khá đơn giản, đợi Breakout xong, giá hồi lên test lại đường Base để vào lệnh. Tương tự khi thị trường giảm tạo nên mẫu W, mô hình 2 đáy. Bạn thấy sau khi Breakout thì nó hồi lại tý, đợi hồi xong vào lệnh theo Trend.

4. Mô hình Vai – Đầu – Vai (Head & Shoulder)

Tên gọi này xuất phát từ hình dạng của mô hình, Vai trái – Đầu – vai phải và đường cổ được xem là ranh giới xác định đảo chiều. Quan sát 2 ảnh minh họa trên, khi giá tạo thành vai trái và đầu ta đợi vai phải hình thành, phá vỡ trendline màu xanh dương là dấu hiệu quan trọng để nhận biết xu hướng tăng bị lung lay nhưng sẽ chắc chắn hơn khi mô hình Vai – Đầu – vai hoàn thành,khi đó sẽ SELL off cực mạnh.

5. Mô hình cái tách – tay cầm

Đây là Pattern cuối cùng tôi giới thiệu, Pattern này đánh 1 vòng và xác nhận xu hướng mới, trông giống hình dạng cái cốc + tay cầm. Khi giá tăng vượt “tay cầm” là thời điểm thích hợp để mua vào

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*