Quỹ phòng hộ (Hedge Fund) là gì?

Quỹ phòng hộ là loại quỹ đầu tư có phương thức hoạt động khác thường và khá phức tạp so với những công ty thông thường. Mỗi quỹ đầu tư có phương thức đầu tư riêng tuỳ thuộc vào chiến lược đầu tư của quỹ đó.

Các hoạt động đầu tư của Quỹ phòng hộ thường tập trung vào giao dịch ngoại hối hơn là đầu tư kinh doanh truyền thống. Quỹ phòng hộ thường thực hiện các giao dịch có rủi ro cao, ví dụ đầu tư với tiền vay mượn hoặc bán cổ phiếu ngắn hạn, với mục tiêu mang lại lợi nhuận cao. Ngoài ra, Quỹ phòng hộ cũng đầu tư vào nhiều loại tài sản như cổ phiếu dài và ngắn hạn, thu nhập cố định, giao dịch ngoại hối, hàng hoá và tài sản khó thanh khoản như bất động sản.

Quỹ phòng hộ (Hedge Fund) là gì?
Quỹ phòng hộ (Hedge Fund) là gì?

Sự ra đời của Quỹ Phòng Hộ (Hedge Fund)

Quỹ phòng hộ đầu tiên được cho là đã tốn tại trước cuộc đại suy thoái trong những năm 1920, mãi đến những năm 1980 mới bắt đầu phổ biến, những quỹ này được quản lý bởi các nhà đầu tư huyền thoại như Julian Robertson, Michael Steinhardt và George Soros. Soros nổi tiếng với phi vụ bán khống đồng bảng Anh và thu về khoản lợi nhuận 1 tỷ USD năm 1992, khi Chính phủ Anh buộc phải quyết định rút đồng bảng khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM) do đồng tiền này mất giá quá mạnh. Và, kẻ khiến bảng Anh lao dốc không ai khác chính là Geogre Soros với những đợt tấn công tiền tệ dồn dập. Đây cũng là giai đoạn xuất hiện các quỹ phòng hộ, những người giỏi về phân tích thị trường dựa vào các yếu tố cơ bản và Định lượng (Quantitative).

Quỹ phòng hộ định lượng là gì? (Quantitative Hedge Fund)

Quantitative Hedge Fund là loại quỹ phòng hộ dựa trên các chiến lược thuật toán hoặc hệ thống để thực hiện các quyết định giao dịch của mình. Chiến lược giao dịch định lượng có thể tập trung vào nhiều loại hình tài sản (cổ phiếu, phái sinh, thu nhập cố định, ngoại hối, hàng hóa, v.v.), các quyết định giao dịch đều dựa vào chiến lược có hệ thống, không có quyết định cảm tính. Nói cách khác, các quỹ đầu tư định lượng thường sử dụng các nguyên tắc giao dịch “tự động” hơn là dựa vào con người. Dĩ nhiên, họ cũng sử dụng song song 2 cách trên, nhưng hầu như các quỹ phòng hộ đều là quỹ phòng hộ định lượng hoặc phi định lượng.

Cả Quỹ Phòng Hộ Định Lượng và phi Định lượng đều sử dụng các số liệu kinh tế hoặc tài chính cơ bản, riêng Quỹ Phòng Hộ Định Lượng thường sử dụng các số liệu này có hệ thống và tính tự động hoá cao hơn. Chuyên gia phân tích định lượng sẽ sử dụng từ 10 cho đến hàng trăm loại dữ liệu khác nhau để cho ra một kết quả duy nhất (qui luật mua hoặc bán tài sản); Những phân tích này sẽ được sử dụng để tính toán chiến lược dài hoặc ngắn hạn. Phần lớn dữ liệu này có mốc thời gian (ví dụ, lãi suất kho bạc 10 năm), hoặc dữ liệu phân khúc chéo (ví dụ, tỷ lệ giá / thu nhập khác nhau của các công ty trong một ngành cụ thể). Các chuyên gia phân tích định lượng sẽ không đi sâu vào phân tích cơ bản đối với cổ phiếu hoặc cổ phần tư nhân khác; thay vào đó họ sẽ đánh giá mối tương quan giữa hàng chục hoặc hàng trăm tài sản khác nhau cùng lúc.

Tương tự, Quỹ Phòng Hộ Định Lượng hiếm khi sử dụng phân tích vĩ mô giống như những thống kê sau hay sử dụng: chính sách tiền tệ và tác động của nó trên thị trường trái phiếu, tỷ giá hối đoái, đánh giá ổn định chính trị và quan hệ lao động trong một thị trường cụ thể. Đối với các chuyên gia phân tích Định lượng, dữ liệu này hơi thiên về hướng chủ quan, không đáp ứng tính nghiêm ngặt và khách quan trong thông kê định lượng.

Tóm lại: Các chuyên gia quản lý Quỹ Phòng hộ sẽ phân tích các yếu tố cơ bản, nhưng Quỹ Phòng hộ Định lượng sẽ không sử dụng bất kỳ thông tin định tính hoặc chủ quan nào mà không được tổng hợp một cách có hệ thống và phân tích dựa trên số liệu thống kê. Quỹ Phòng Hộ Định Lượng sẽ đưa ra các quyết định giao dịch dựa trên mô hình toán học (có thể được sinh ra từ phân tích cơ bản), nhưng thường rất ít có sự can thiệp của yếu tố con người. Nói cách khác, các chuyên gia Định lượng thiên về ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm đưa ra quyết định giao dịch có tỉ lệ thắng cao nhất.

Mô hình giao dịch định lượng

Quỹ Phòng Hộ Định Lượng thường sử dụng các thuật toán phức tạp để dự đoán cơ hội đầu tư – đặc biệt dự đoán loại hình tài sản nào mang về lợi nhuận cao (đầu tư dài hạn) hoặc lời ít/không có lời (đầu tư ngắn hạn).

Mô hình giao dịch phổ biến của Quỹ Phòng Hộ Định Lượng gọi là Mô hình dựa trên yếu tố (Factor-Based Modeling). Trong dữ liệu này, các biến số dự đoán (hoặc “độc lập”), chẳng hạn như tỷ lệ Giá / Thu nhập, tỷ lệ lạm phát hoặc thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp, được sử dụng để dự đoán giá trị của một biến số lãi khác (biến phụ thuộc), chẳng hạn như dự đoán sự thay đổi về giá của một cổ phiếu. Các mô hình Yếu tố có thể đưa ra các quyết định giao dịch dựa trên một tập hợp các yếu tố đã xác định trước (như lợi nhuận từ S&P 500, chỉ số đô la Mỹ, chỉ số trái phiếu doanh nghiệp, chỉ số hàng hóa như CRB và thước đo thay đổi về chênh lệch trái phiếu doanh nghiệp và VIX) hoặc tập hợp các yếu tố toán học.

Chiến lược Định lượng bảo hiểm rủi ro của Quỹ Phòng Hộ

Lưu ý rằng các mô hình yếu tố có thể được sử dụng cho cả mục đích dự báo và mục đích mô phổng rủi ro. Cải thiện kỹ thuật quản lý rủi ro nhằm mục đích đo lường chiến lược trong các điều kiện thị trường khác nhau và sự thay đổi về thanh khoản và tâm lý khách hàng được chú trọng hơn, đặc biệt đối với môi trường kinh tế vĩ mô, nơi mà các công cụ chính sách (và tác động liên quan đến thị trường) chưa được biết trước.

Lưu ý rằng có rủi ro khi sử dụng các mô hình định lượng để dự đoán lợi nhuận từ tài sản. Ví dụ, các mô hình dựa trên yếu tố sử dụng dữ liệu có để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố và lợi nhuận. Các mối quan hệ này có thể không được duy trì. Các mối quan hệ phi tuyến giữa các biến có thể không xác định được. Ngoài ra, các sự kiện chưa từng có có thể không được ghi nhận trong dữ liệu cũ. Cuối cùng, một số phương pháp định lượng truyền thống (như các mô hình dựa trên yếu tố) có thể không thích ứng với điều kiện thị trường thay đổi, sử dụng cùng một tập hợp các yếu tố tĩnh – nó hoạt động hiệu quả cho đến khi thất bại. Điều này đã xảy ra với nhiều Quỹ Phòng Hộ Định Lượng trong năm 2008, khi nhiều quỹ giữ nhiều loại tài sản giống nhau, bởi vì họ xem xét trên các yếu tố tương tự. Khi các loại tài sản đó đồng loạt giảm giá trị và các quỹ buộc phải giảm bớt hoặc bán tháo những tài sản đó, các khoản lỗ tăng lên, càng bán tháo nhiều hơn…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*