Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tuần 21-25/8/2023

TIN MỚI

    Những người thiết lập lãi suất của Mỹ sẽ cùng với các nhà đồng cấp ở nước ngoài tập trung tại Jackson Hole, Wyoming, để thảo luận về những vấn đề của các ngân hàng trung ương.

    Nhóm BRICS cũng sẽ họp trong bối cảnh bất ổn ngày càng tăng ở một số thị trường lớn mới nổi, trong khi dữ liệu về hoạt động kinh doanh trên toàn cầu sắp được công bố trong bối cảnh thị trường bất động sản Trung Quốc chưa thoát khỏi tình cảnh khó khăn. Tất cả những vấn đề đó sẽ làm cho tháng Tám không thể rơi vào không khí buồn tẻ.

    Dưới đây là những sự kiện sẽ diễn ra trong tuần 21-25/8 trên toàn cầu:

    1/ Hội nghị Jackson Hole – ‘Trại hè’ của các ngân hàng

    Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cùng với những người đồng cấp đến từ Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Vương quốc Anh (BoE) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ đến Jackson Hole, Wyoming vào ngày 24-26 tháng 8 để thảo luận về ngân hàng trung ương của họ cùng những vấn đề đang nổi cộm.

    Đây là một hội nghị thường niên. Một năm trước, họ đã thảo luận về sự không chắc chắn xoay quanh việc Fed sẽ tăng lãi suất cao như thế nào và liệu việc thắt chặt mạnh tay có thể đánh bại lạm phát mà không gây ra suy thoái hay không?

    Hiện tại, các nhà đầu tư đã lạc quan hơn nhiều so với năm ngoái. Họ ngày càng kỳ vọng vào một kịch bản Goldilocks về tăng trưởng bền vững và giảm áp lực giá.

    Song điều đó không có nghĩa là các ngân hàng trung ương sẽ dừng can thiệp. Lạm phát vẫn ở mức cao và các các nhà đầu tư muốn biết sẽ mất bao lâu để các ngân hàng trung ương chuyển sang chủ trương nới lỏng chính sách. Lợi suất trái phiếu đang tăng trở lại, đe dọa làm giảm giá cổ phiếu.

    Vào thứ Tư (23/8), tâm điểm chú ý của thị trường sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh của nhà sản xuất chip Nvidia, công ty có cổ phiếu tăng giá gần 200% trong năm nay một phần nhờ sự phấn khích của nhà đầu tư vào AI.

    Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tuần 21-25/8/2023 - Ảnh 1.

    Mọi con mắt chú ý đang đổ dồn vào báo cáo của Fed tại Jackson Hole.

    2/ Trung Quốc thận trọng với các chính sách trong giai đoạn hiện tại

    Căng thẳng mới trong thị trường bất động sản của Trung Quốc làm trầm trọng thêm cảm giác khủng hoảng đang hình thành ở nền kinh tế số 2 thế giới.

    Trách nhiệm của các nhà chức trách nước này là phải hành động nhiều hơn sau khi việc cắt giảm lãi suất khẩn cấp không thể củng cố niềm tin của thị trường.

    Động thái cắt giảm lãi suất tiền gửi của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) tuần qua đã làm tăng kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản – nghĩa là lãi suất thế chấp thấp hơn – vào thứ Hai (21/8). Tuy nhiên, các biện pháp mà các nhà đầu tư đang kỳ vọng bao gồm nới lỏng các hạn chế mua nhà tại các thành phố như Bắc Kinh và Thượng Hải.

    Bất động sản chiếm khoảng một 1/4 nền kinh tế Trung Quốc và thông tin giá nhà mới giảm lần đầu tiên trong năm nay vào tháng Bảy là điều rất đáng lo ngại.

    Country Garden, từng là nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc tính theo doanh thu, đang lâm vào tình trạng rất khó khăn; một công ty ủy thác lớn của Trung Quốc đã không thanh toán được các sản phẩm tài chính sau khi đặt cược tài sản sai cách và nhà phát triển bất động sản đang gặp khó khăn China Evergrande đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ. Có vẻ như sự bi quan về Trung Quốc vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm.

    Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tuần 21-25/8/2023 - Ảnh 2.

    Liệu Trung Quốc có giảm lãi suất thêm nữa?

    3/ Các chỉ số PMI sẽ hé lộ chính sách lãi suất của các nền kinh tế lớn

    Chỉ báo PMI về hoạt động kinh doanh trong tháng 8 của nhiều nền kinh tế sẽ được công bố vào thứ Tư (23/8) có thể sẽ ‘dội gáo nước lạnh’ đến tâm lý các nhà đầu tư về tăng trưởng toàn cầu bền vững, nhưng sẽ giúp các nhà giao dịch biết được lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong bao lâu nữa.

    Vào tháng 7, sự suy giảm của ngành dịch vụ đã đẩy hoạt động kinh doanh của Mỹ xuống mức thấp nhất trong 5 tháng; hoạt động tổng thể trong khu vực đồng euro cũng giảm trong tháng thứ hai liên tiếp.

    Trước đó vào năm 2022, lĩnh vực dịch vụ đã hỗ trợ tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển ngay cả khi hoạt động sản xuất sụt giảm.

    Chi phí đầu vào và giá đầu ra cũng sẽ được xem xét kỹ lưỡng do giá dầu tăng và thị trường lao động mạnh cho thấy lạm phát vẫn chưa được kiềm chế.

    Chỉ số PMI châu Âu có thể cung cấp tín hiệu rõ ràng hơn về việc liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu có tăng lãi suất trở lại vào tháng 9 hay không và liệu Ngân hàng Anh có chọn giải pháp tăng lãi suất mạnh mẽ nữa hay không?

    Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tuần 21-25/8/2023 - Ảnh 3.

    Chỉ số PMI tổng hợp của các nền kinh tế chủ chốt.

    4/ BRICS củng cố và mở mang khối

    Các nhà lãnh đạo của nhóm ‘BRICS’ – bao gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – gặp nhau từ thứ Ba đến thứ Năm (22-24/8) tại Johannesburg với nỗ lực biến khối lỏng lẻo này thành một đối trọng toàn cầu với phương Tây.

    Theo nước chủ nhà Nam Phi, có khoảng 40 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia BRICS, chính thức hoặc không chính thức. Họ bao gồm Saudi Arabia, Argentina và Ai Cập.

    Cuộc họp này diễn ra vào thời điểm một số nền kinh tế trong nhóm này đang có những vấn đề chưa giải quyết xong. Brazil tỏ thái độ lo ngại ảnh hưởng của họ có thể bị giảm sút, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin, người sẽ họp trực tuyến thông qua đường truyền video, đang đau đầu ở quê nhà khi đồng rúp giảm giá làm gia tăng đồn đoán về việc Nga sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn mới khó khăn hơn trước.

    Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tuần 21-25/8/2023 - Ảnh 4.

    Đồng rúp giảm mạnh có thể khiến Nga tạm ngừng tăng lãi suất.

    5/ Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nền kinh tế mới nổi tiếp tục tăng mạnh lãi suất

    Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng tăng lãi suất vào thứ Năm (24/8), là lần tăng thứ ba liên tiếp kể từ khi ông Hafize Gaye Erkan được bổ nhiệm làm thống đốc vào đầu tháng Sáu.

    Câu hỏi đặt ra là mức tăng sẽ lớn đến mức nào khi Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu với lạm phát hai con số? Trong 2 cuộc họp gần đây nhất của họ, lãi suất đã không tăng như kỳ vọng của các nhà đầu tư.

    Trong khi lãi suất cơ bản ở mức 17,5%, chỉ số giá tiêu dùng đã nhảy vọt lên mức cao nhất trong 25 năm (trên 85%) vào năm ngoái và dự kiến sẽ tăng trở lại lên mức cao nhất trên 60% vào năm 2024.

    Ông Erkan hồi háng 7 tuyên bố sẽ tiếp tục “tăng lãi suất dần dần và ổn định” sau nhiều năm Tổng thống Tayyip Erdogan thúc đẩy giảm lãi suất.

    Việc các thị trường mới nổi tăng mạnh lãi suất cũng khó có thể làm nản lòng các nhà đầu tư. Nga mới đây đã tăng lãi suất lên 3,5 điểm phần trăm và Argentina tăng ở mức đặc biệt cao, 21 điểm phần trăm.

    Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tuần 21-25/8/2023 - Ảnh 5.

    Lãi suất của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Tham khảo: Refinitiv

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *