Đối thoại giữa chủ tịch SSI và Ai – nghịch lý hay hợp lý?

TIN MỚI

    Chủ tịch AI tự khẳng định rằng “không biết yêu”, nhưng lại thách thức ông chủ tịch xịn có dám nhìn nhận thẳng thắn những điều mình chưa làm được.

    Cuộc đối thoại đang lan truyền trên mạng mấy ngày qua có vẻ chứa nhiều nghịch lý: một vị chủ tịch ngoài 60 tuổi thông thạo sử dụng trí tuệ nhân tạo, trong khi nhiều nhân sự trẻ lo sợ mất vị thế vì AI. Nghịch lý này không phải đến từ số ít dám đột phá và số đông sống trong vùng an toàn, chỉ đơn giản nằm ở sự thích nghi, biết tận dụng những giá trị công nghệ văn minh để hoàn thiện giá trị cho công việc và cho chính mình.

    Khi tình thân trở thành tinh thần

    Mở đầu cuộc đối thoại là những bí mật lần đầu được bật mí. Nhiều nhân viên trẻ không khỏi bất ngờ khi biết các “sếp”, các nhân sự lão thành cũng từng chán nản, từng muốn bỏ cuộc, từng phạm lỗi, thậm chí những lỗi lầm có thể dẫn tới… phá sản công ty.

    Tuy nhiên, không phải chuyện “thâm cung bí sử” mà chính những câu hỏi mang tính thời đại được AI đặt ra như: “Có nên bằng mọi giá chiếm thị phần số 1?”, “Các nhân viên liệu có bị thay thế bởi AI?” “Đâu là ranh giới giữa an toàn và đột phá?”… mới thực sự gây tò mò. Văn hoá đối thoại trực diện, giải đáp những băn khoăn của nhiều thế hệ nhân viên từ người đứng đầu doanh nghiệp là điểm khác biệt lớn nhất trong câu chuyện này.

    Đối thoại giữa chủ tịch SSI và Ai – nghịch lý hay hợp lý? - Ảnh 1.

    Khi AI trở thành tất yếu

    Đầu tư cho công nghệ đang trở thành hướng phát triển bắt buộc. Thực tế này không chỉ tồn tại trong ngành tài chính mà cả y tế, giáo dục, công nghiệp sản xuất…

    Riêng lĩnh vực tài chính – chứng khoán, công nghệ đang dần chứng minh tính hiệu quả tối ưu về thời gian lẫn chi phí, từ đó dẫn tới lo ngại nguy cơ mất việc hoặc cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn không chỉ giữa người với người.

    Mối lo ngại này không còn xa vời khi chính chủ tịch của công ty chứng khoán SSI đã và đang sử dụng AI trong các công việc quan trọng của mình là minh chứng sinh động.

    Trước câu hỏi của vị chủ tịch AI: có nên tối ưu sử dụng công nghệ AI thay cho con người dưới góc nhìn ưu ái lợi nhuận, ông Nguyễn Duy Hưng đã rất quyết đoán: “Việc xuất hiện của ông ngày hôm nay có làm tôi mất việc hay không? Tôi tin là không. Ông không thể là chủ tịch SSI. Nhưng nếu chỉ ỷ vào việc ông không thể thay thế tôi thì bản thân việc đó sẽ làm cho SSI không thể phát triển được. Để giữ vững vị trí là chủ tịch thì đầu tiên tôi phải nâng cao tôi, mở mang kiến thức, nhìn các đối thủ cạnh khác và cạnh tranh với cả chính ông nữa. Thế thì tôi mới không mất việc.”

    Đối thoại giữa chủ tịch SSI và Ai – nghịch lý hay hợp lý? - Ảnh 2.

    Chủ tịch AI kết ngắn gọn: “Chúng tôi có thể tính toán nhanh và chuẩn xác nhưng không có sự nhiệt huyết, tính phụng sự và không biết yêu!”

    Cuộc đời – cuộc đua không hồi kết

    Tính cạnh tranh được nhắc tới xuyên suốt cuộc đối thoại cũng là chủ đề rất nhiều người quan tâm bởi “thương trường là chiến trường”. Chủ tịch SSI chia sẻ, định chế này đang đối diện với thách thức số 1 thị phần đã từng chiếm lĩnh. Thị phần là yếu tố quan trọng, không thoả mãn ở vị trí số 2 nhưng không đánh đổi quyền lợi chung của cổ đông, công ty và nhân viên bằng mọi giá. Những giá trị cốt lõi như văn hóa, thương hiệu, tài sản được xây dựng vững chắc mới là yếu tố phát triển bền vững cần có thay vì chạy theo cuộc đua ngôi vị không hồi kết. Tinh thần ấy có lẽ chính là câu trả lời cho sự tồn tại và phát triển của SSI. Mỗi bước tiến có thể xảy ra nhanh hoặc chậm nhưng không thể không chắc chắn. Bởi nếu không chắc chắn và liều lĩnh đánh đổi bằng mọi giá, đó có thể là tiền đề cho những rủi ro trong tương lai.

    An toàn là bạn, vậy vượt giới hạn là thù?

    Không có sự khác biệt giữa an toàn – đột phá. Ông Hưng khẳng định việc tưởng lầm an toàn nhưng thực chất là chấp nhận thói quen dẫn đến sự lạc hậu sẽ khiến vùng an toàn của mỗi người biến thành nguy cơ rủi ro. Sự đột phá chính là những giải pháp sáng tạo thích nghi mới.

    “Chiến lược không phải thứ gì đó cao siêu mà chẳng qua chỉ là sự lựa chọn. Dám thích nghi, dám chấp nhận thứ mới mẻ, nâng cao năng lực bản thân sẽ làm nên giá trị của người trẻ, và hướng đến sự phát triển bền vững là giá trị cốt lõi của một trong những định chế tài chính lớn và lâu đời nhất Việt Nam”, Chủ tịch SSI nhấn mạnh.

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *