Bắt đáy “mát tay” một cổ phiếu chứng khoán, “cá mập” quy mô 18.000 tỷ vẫn thua VN-Index vì nhóm ngân hàng

TIN MỚI

    Sau 3 tháng liên tiếp đầu tư khó khăn trước “sóng gió” thị trường, Pyn Elite Fund đã có khoảng thời gian dễ thở hơn trong tháng 11. Hiệu suất đầu tư trong tháng vừa qua của quỹ đạt 5,67, vẫn kém hơn so với mức tăng 6,4% của VN-Index nhưng đã khả quan hơn nhiều so với tháng 10 trước đó.

    Dù vậy, sự phục hồi trong tháng 11 vẫn chưa đủ để đưa Pyn Elite Fund “về bờ”. Hiệu suất đầu tư của quỹ tính từ đầu năm vẫn âm 1,57%. Con số này thua xa so với mức tăng 8,6% của VN-Index trong cùng thời kỳ. Điều này phần nào cho thấy sự thất thế của danh mục trong tay quỹ ngoại này so với thị trường chung.

    Bắt đáy “mát tay” một cổ phiếu chứng khoán, "cá mập" quy mô 18.000 tỷ vẫn thua VN-Index vì nhóm ngân hàng - Ảnh 1.

    Theo Pyn Elite Fund, thị trường hồi phục mạnh trong tháng 11 được thúc đẩy bởi nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản và dầu khí. Vĩ mô trong tháng cũng đón nhận tín hiệu khả quan với sản xuất và tiêu dùng tiếp tục được cải thiện trong khi FDI và đầu tư công vẫn vững chắc. Chỉ một lưu ý thận trọng khi PMI bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng là 47,3, do các nhà sản xuất phải đối mặt với tình trạng giảm số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 11.

    Trong khi đó, các cổ phiếu ngân hàng lại cho thấy tốc độ phục hồi chậm hơn. Theo quỹ ngoại này, các thông tin liên quan đến kết luận điều tra vụ Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Sài Gòn (SCB) cùng con số thiệt hại lớn đã ảnh hưởng đến tâm lý ngành ngân hàng mặc dù các ngân hàng khác không có kết nối với trường hợp này.

    Cổ phiếu ngân hàng từ lâu vẫn là lựa chọn ưa thích của Pyn Elite Fund. Tại thời điểm cuối tháng 11, tổng giá trị tài sản quản lý của quỹ ở mức 679,6 triệu EUR (~18.000 tỷ đồng) trong đó 5 khoản đầu tư lớn nhất đều là các mã ngân hàng STB, TPB, HDB, CTG và MBB với tổng tỷ trọng hơn 48%. Do đó, sự “ì ạch” của nhóm cổ phiếu “vua” là nguyên nhân chính khiến hiệu suất đầu tư của quỹ thua kém VN-Index.

    cấu danh mục để bắt kịp thị trường

    Sau nhiều tháng thất bại trước thị trường, Pyn Elite Fund đã bắt đầu có những động thái nhằm thay đổi tình hình. Trong bức thư gửi nhà đầu tư mới đây, ông Petri Deryng, nhà quản lý quỹ cho biết đã tiến hành cơ cấu danh mục đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam giằng co. Người đứng đầu quỹ khẳng định hành động tuy chậm nhưng đúng hướng, nhằm tận dụng tối đa lợi thế khi VN-Index khởi sắc trong thời gian tới.

    Thay đổi lớn nhất chính là sự xuất hiện của cổ phiếu SHS trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ. Thời điểm cuối tháng 11, cổ phiếu này chiếm 4% danh mục, tương ứng lượng nắm giữ trong tay Pyn Elite Fund vào khoảng 39,8 triệu đơn vị. Ngược lại, quỹ đã rút vốn mạnh khỏi SSIAM VNFinLead ETF trong nhiều tháng, qua đó đẩy chứng chỉ quỹ này khỏi top 10 danh mục.

    Bắt đáy “mát tay” một cổ phiếu chứng khoán, "cá mập" quy mô 18.000 tỷ vẫn thua VN-Index vì nhóm ngân hàng - Ảnh 2.

    Theo đánh giá của Pyn Elite Fund, SHS là công ty chứng khoán lớn thứ tư tại Việt Nam tính theo vốn cổ đông, yếu tố quan trọng quyết định quy mô cho vay ký quỹ. SHS hoạt động khá hiệu quả trong đầu tư độc quyền và các giao dịch ngân hàng đầu tư cỡ trung bình, nhờ vào quản lý được kết nối tốt. CTCK này đã tiến hành 2 đợt tăng vốn trong 2 năm trước và hiện tại không có nợ.

    Pyn Elite Fund dự báo triển vọng kinh doanh của SHS sẽ tăng trưởng cao trong 2 năm tới với kế hoạch tận dụng đòn bẩy khi nhu cầu tăng cao. Vì thế, quỹ ngoại này đã tận dụng đợt bán tháo trong tháng 10 khi cổ phiếu này giảm mạnh để nắm lấy cơ hội xây dựng vị thế. Quỹ đánh giá lĩnh vực chứng khoán được thúc đẩy mạnh mẽ trong 6-12 tháng tới bởi việc vận hành hệ thống KRX và những nỗ lực hiện đại hóa thị trường đang diễn ra.

    Thực tế cho thấy, hoạt động cơ cấu lại danh mục của Pyn Elite Fund đang tạm đem về những kết quả khả quan. Cổ phiếu SHS là cái tên có hiệu suất tốt nhất trong danh mục của quỹ với mức tăng hơn 40% trong tháng 11. Theo sau lần lượt là một cổ phiếu chứng khoán khác VCI (+27,3%) và “đại gia” ngành bia SAB (+14,6%). Chiều ngược lại, ACV và VRE là 2 cổ phiếu hiếm hoi có hiệu suất âm trong tháng vừa qua.

    Quỹ ETF “full” cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán bị rút vốn mạnh, cá mập nào “xả hàng”?

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *