“Đánh rơi” gần 60 điểm, vốn hóa HOSE “bốc hơi” 10 tỷ USD: Điều gì đang xảy ra với chứng khoán Việt Nam?

TIN MỚI

    Chứng khoán Việt Nam ghi nhận phiên giao dịch đầu tuần biến động mạnh với áp lực bán mạnh trên diện rộng. Sắc đỏ phủ kín bảng điện với 885 mã giảm, trong đó có đến 160 mã giảm kịch sàn.

    Kết phiên 15/4, VN-Index ghi nhận mức giảm 59,99 điểm (-4,7%) để lùi về 1.216 điểm. Đây là phiên chỉ số giảm mạnh nhất về điểm số trong gần 2 năm, kể từ 12/5/2022. Giá trị khớp lệnh HoSE lên đến hơn 30.000 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa HoSE cũng theo đó “bốc hơi” 244.000 tỷ đồng (~10 tỷ USD), xuống còn 4,95 triệu tỷ đồng.

    JCfc2l7h.png

    VN-Index giảm mạnh gần 60 điểm trong phiên 15/4

    Nhận định diễn biến thị trường phiên hôm nay, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Namrằng rủi ro của thị trường đã xuất hiện từ đầu tháng 4, nhưng cú sốc lớn của thị trường phiên hôm nay cũng khiến giới đầu tư bất ngờ.

    Theo chuyên gia, nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường giảm sâu đến từ những tin đồn chưa được xác thực ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Đặc biệt, việc VN-Index lao dốc “thủng” mốc 1.270 điểm đã kích hoạt đà bán thgiảmáo diễn ra trên diện rộng.

    Trên bình diện thế giới, ông Minh cho rằng xung đột Israel – Iran cũng tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực tế, chứng khoán Mỹ đã chiết khấu mạnh trước thông tin này, nhưng VN-Index đến hiện tại mới bắt đầu “ngấm đòn”.

    Tuy nhiên, ông Minh cho rằng mức độ phản ứng của việc xung đột này không quá đáng kể. Nguyên nhân do ban đầu giới đầu tư cho rằng rủi ro có thể lan rộng ra Trung Đông, nhưng việc Israel chưa có động thái đáp trả khiến rủi ro này suy giảm đáng kể.

    Bên cạnh đó, áp lực cũng trở lại với việc CPI của Mỹ cao hơn dự đoán tháng thứ 3 liên tiếp khiến lộ trình hạ lãi suất của FED có thể chậm lại. Lợi suất trái phiếu và đồng Dollar tăng mạnh trở lại. Trong khi đó xung đột đẩy thị trường hàng hóa tăng mạnh đồng thời gây áp lực lạm phát tiềm ẩn. Do đó tác động từ bối cảnh thế giới nhìn chung là tiêu cực.

    Trong nước, với việc tỷ giá tăng “nóng”, theo ông Minh, có thể gây sức ép lên lạm phát và chính sách tiền tệ. Nếu tỷ giá tiếp tục leo thang, NHNN có thể sẽ có một đợt nâng lãi suất nhằm kiểm soát tỷ giá và bổ sung thanh khoản. Qua đó sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền trên thị trường và dòng tiền vào kênh chứng khoán.

    Bên cạnh yếu tố tâm lý, việc thanh khoản suy yếu trong thời gian gần đây cũng khiến thị trường mất đi lực đỡ quan trọng. Sau thời gian dòng tiền bùng nổ với nhiều phiên khớp lệnh tỷ đô, việc thanh khoản liên tục tụt dốc cho thấy dòng tiền đang thận trọng và kiên quyết không nhập cuộc trước những rủi ro của thị trường.

    Theo dự báo của vị chuyên gia, khả năng xấu nhất, VN-Index có thể về 1.200-1.210 điểm. Với việc giảm sốc trong một phiên giao dịch, chuyên gia Yuanta cho rằng dòng tiền bắt đáy sẽ sớm nhập cuộc. Bởi cổ phiếu vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn khi các kênh đầu tư khác gặp khó và lượng dòng tiền chực chờ gia nhập thị trường chứng khoán rất lớn.

    “VN-Index khó có khả năng “thủng” 1.200 điểm vì rủi ro chưa đủ lớn để kích hoạt xu hướng giảm sâu như vậy. Với nhà đầu tư vẫn đang cầm cổ phiếu, nếu không áp lực margin thì không nên bán tháo. Nhà đầu tư có tiền mặt cao thì chưa vội giải ngân, thay vào đó nên chờ đợi nhịp cân bằng tại vùng 1.200-1.210 để mua thăm dò với tỷ trọng thấp”, ông Nguyễn Thế Minh đưa ra lời khuyên.

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *