Chủ thương hiệu trà bí đao Wonderfarm báo lãi tăng trưởng mạnh, dốc sạch lợi nhuận đem chia cổ tức cho cổ đông

IFS:

Giá hiện tại
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp
TIN MỚI

    Nhắc đến thương hiệu đồ uống nổi tiếng “trường tồn” theo thời gian, không thể bỏ qua cái tên Trà bí đao Wonderfarm. Bất chấp sự cạnh tranh tới từ vô vàn nhãn hiệu đồ uống nội địa lẫn ngoại nhập mới, thức uống này vẫn luôn hiện diện, đặc biệt trong những mâm cỗ, dịp Lễ Tết tại vùng nông thôn của Việt Nam. Với hương vị ngọt nhẹ vừa phải, thơm mát vị đặc trưng của bí đao, trà bí đao Wonderfarm được quảng cáo có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, bù nước rất tốt, bên cạnh đó còn có nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe, giải độc và giảm béo

    Wonderfarm là thương hiệu thuộc Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế – Interfood (mã IFS). Interfood là doanh nghiệp FDI, thành lập từ cuối năm 1991 lập với lĩnh vực hoạt động chính là chế biến nông sản, thuỷ sản thành các sản phẩm đóng hộp để xuất khẩu. Tới năm 2005, Interfood ký hợp đồng với Wonderfarm Biscuits and Confectionery để thuê thương hiệu Wonderfarm cho các sản phẩm của công ty. Thương hiệu trà bí đao Wonderfarm từ đây nhanh chóng làm mưa làm gió, đem về thị phần lớn cho công ty.

    Tuy nhiên, biến cố lớn đã xảy ra với Interfood vào năm 2008 khi một số sản phẩm bánh của công ty có hàm lượng chất melamine vượt quá mức độ cho phép. Cũng trong năm 2008, công ty báo lỗ 267 tỷ đồng và kéo dài chuỗi thua lỗ nhiều năm sau đó. Tại thời điểm cuối năm 2010, nợ phải trả của IFS lên tới hơn 600 tỷ đồng, gần bằng tổng tài sản. Cổ phiếu IFS theo đó cũng buộc phải rời sàn chứng khoán vào cuối năm 2012.

    Bước ngoặt vào năm 2011 khi cổ đông lớn Malaysia đã nhượng lại toàn bộ cổ phần Interfood cho Kirin (Tập đoàn sản xuất thực phẩm lớn tại Nhật Bản). Kirin sau đó đã có rất nhiều biện phát cải thiện cơ cấu nợ của IFS, đồng thời phát triển nghiên cứu các sản phẩm, thị trường tiêu thụ mới cho công ty.

    Kết quả, Interfood dưới bàn tay tái cấu trúc của tập đoàn Kirin bắt đầu có lãi từ năm 2016. Cổ phiếu IFS cũng trở lại sàn chứng khoán vào đầu tháng 11/2016 khi đăng ký giao dịch trên UPCoM – 3 năm sau khi niêm yết. Tính tới hiện tại, thị giá IFS vẫn đang duy trì xu hướng tăng bền vững, hiện đạt 31.600 đồng/cp.

    IFS_2024-05-24_14-24-47.png

    Sau khi xóa lỗ lũy kế, kết quả kinh doanh liên tục lập đỉnh, đem hết lợi nhuận chia sạch cho cổ đông

    Yếu tố kết quả kinh doanh ổn định hỗ trợ tốt cho đà đi lên của giá cổ phiếu. Sau năm 2023 doanh thu thuần lập kỷ lục với 1.868 tỷ đồng, tăng 9%. Interfood tiếp tục lên kế hoạch 2024 với mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.993 tỷ đồng, tăng gần 7%, nếu thành công sẽ tiếp tục phá đỉnh doanh thu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng khá thận trọng với mục tiêu lợi nhuận khi lên kế hoạch lãi ròng chỉ khoảng 192 tỷ đồng, giảm 8% so với thực hiện năm 2023.

    IFS cho biết, công ty đặt mục tiêu đạt được mức tăng trưởng cao hơn thị trường và tăng doanh số bán hàng cho các thương hiệu ưu tiên của chúng tôi, trà Bí Đao, Ice+ và Latte, bằng cách đưa ra tuyên bố về giá trị rõ ràng và tối đa hóa điểm tiếp xúc với khách hàng thông qua các chiến lược tiếp thị hiệu quả. Ngoài ra, IFS tiếp tục mở rộng kinh doanh sản phẩm iMUSE với chức năng góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam.

    Về cơ sở vật chất của nhà máy, IFS cho biết sẽ đầu tư vào thiết bị,… cho phép công ty duy trì chất lượng và tăng doanh số bán hàng dựa trên khối lượng hàng bán gần đây và năng lực sản xuất trung và dài hạn. Đồng thời, công ty tiếp tục xây dựng cơ cấu SCM (quản lý chuỗi cung ứng) ổn định và hiệu quả hơn bên cạnh các giải pháp CNTT.

    Bên cạnh đó, IFS còn cho biết, do chi phí đầu vào và chi phí nhân sự tăng lên trong những năm gần đây, việc tạo ra đủ lợi nhuận chỉ bằng cách tăng khối lượng bán hàng và giảm chi phí ở một mức độ nhất định là không thể. Trên cơ sở đảm bảo một mức lợi nhuận nhất định, để liên tục xây dựng nền tảng kinh doanh, kiếm lợi nhuận và đầu tư cho sự phát triển trong tương lai, công ty cũng phải đối mặt với thách thức giảm chi phí trên toàn công ty.

    Riêng sau quý 1/2024, IFS ghi nhận doanh thu thuần 447 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Điều này nhờ Công ty tiếp tục đẩy mạnh bán hàng dịp đầu năm, tập trung vào các dòng sản phẩm chủ chốt và sản phẩm chiến lược. Nhờ biến động giảm giá của một số nguyên liệu đầu vào chủ chốt củng cố biên lãi gộp, kết quả IFS lãi ròng hơn 50 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh 69% so với quý 1/2023.

    Như vậy sau 3 tháng, IFS đã hoàn thành 22% kế hoạch doanh thu thuần và hơn 26% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

    Untitled.png

    Tại thời điểm 31/3/2024, tổng tài sản của Interfood đạt 1.518 tỷ đồng, tăng 52 tỷ so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận 1.088 tỷ đồng, chiếm 72% tổng tài sản, Interfood duy trì khoản tiền gửi ngắn hạn 700 tỷ đồng.

    Về phần nguồn vốn, vốn chủ sở hữu đạt 1.306 tỷ đồng chiếm tới % tổng nguồn vốn. Đáng chú ý, doanh nghiệp không ghi nhận nợ vay tài chính.

    Đặc biệt, tính hấp dẫn của IFS còn nằm ở câu chuyện cổ tức. Sau khi thành công xóa lỗ lũy kế, ba năm gần nhất tiếp doanh nghiệp này đều dốc hầu bao chia cổ tức. Năm 2023, IFS dùng gần như toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2023 là 209 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 24% bằng tiền – mức cổ tức cao nhất từ trước tới nay. Lợi nhận sau thuế sau khi phân phối chỉ vỏn vẹn hơn 30 triệu đồng. Phần lớn cổ tức sẽ chảy về túi cổ đông nước ngoài Kirin Holdings Singapore Pte. Ltd khi tổ chức này đang nắm đến gần 96% cổ phần của IFS.

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *