Tiền vào ồ ạt đẩy thanh khoản lên cao nhất 3 năm, cổ phiếu VPBank nổi sóng

VPB:

Giá hiện tại
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp
TIN MỚI

    Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có phiên bứt phá mạnh để trở lại mốc 1.300 điểm sau 2 năm chờ đợi. Nhóm ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt với sắc xanh phủ rộng, trong đó cổ phiếu VPB của VPBank đóng góp lớn nhất với mức tăng hơn 6% lên mức 19.400 đồng/cp, cao nhất trong gần 8 tháng. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất trong một phiên mà VPB ghi nhận kể từ ngày 13/3/2023.

    photo-1718189284485

    VPB dẫn đầu top các cổ phiếu đóng góp lớn nhất vào VN-Index phiên 12/6

    Đáng chú ý, giao dịch trên cổ phiếu VPB đặc biệt sôi động với khối lượng khớp lệnh lên đến 69,9 triệu đơn vị, cao nhất trong vòng 3 năm kể từ giai đoạn đầu tháng 6/2021. Giá trị giao dịch tương ứng hơn 1.300 tỷ đồng, cao thứ 2 sàn chứng khoán trong phiên 12/6, chỉ sau FPT. Dòng tiền ồ ạt đổ vào cổ phiếu VPB trong bối cảnh triển vọng của ngành ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng đang được đánh giá khả quan.

    photo-1718189296591

    Cổ phiếu VPB tăng mạnh cùng thanh khoản cao nhất 3 năm

    Theo báo cáo mới đây, Chứng khoán BSC tiếp tục duy trì đánh giá tích cực với ngành ngân hàng khi giữ nguyên quan điểm rằng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của ngành trong 2024 sẽ khả quan hơn 2023, được hỗ trợ bởi NIM cải thiện ở mức độ nhẹ, tiềm năng thu nhập bất thường từ thu hồi nợ đã xử lý, và định giá vẫn còn sự hấp dẫn, nhất là sau đợt điều chỉnh trước đó.

    Bên cạnh đó, nền định giá toàn ngành ngân hàng theo tính toán của BSC cũng đã được nâng lên mức trung bình quá khứ (bình quân 1,3x với nhóm tư nhân và 2,3x với nhóm quốc doanh) trước khi điều chỉnh nhẹ theo thị trường chung.

    Với riêng VPBank, báo cáo gần đây của Chứng khoán KBSV cho rằng chi phí đầu vào (COF) của ngân hàng sẽ tiếp tục được cải thiện trong phần còn lại của năm 2024 dựa trên các yếu tố: (1) Đáo hạn các khoản huy động lãi suất cao trong giai đoạn cuối 2022, đầu 2023; (2) Lãi suất huy động 5,5 – 6,0%/năm (là mức đã tăng 100-150bps) vẫn là mức lãi suất tương đối thấp so với quá khứ.

    photo-1718189321954

    Theo quan điểm của KBSV, từ giờ đến cuối năm, VPBank sẽ tiếp tục tăng lãi suất huy động thêm 100-150bps dựa trên: (1) Thanh khoản hệ thống suy giảm khiến lãi suất thị trường 1 cần đưa về mức hấp dẫn hơn để thu hút dòng tiền. (2) Áp lực tỷ giá dù hạ nhiệt sau các động thái từ NHNN tuy nhiên vẫn đang ở mức cao. Để kiểm soát tỷ giá từ giờ đến cuối năm, hoạt động nâng lãi suất OMO hoặc nâng lãi suất điều hành là phương án có thể tính đến từ phía NHNN, qua đó tác động đến lãi suất huy động thị trường 1 của VPBank.

    KBSV kỳ vọng với động lực từ COF, NIM của VPBank sẽ có xu hướng cải thiện trong năm 2024 tuy nhiên sẽ chưa thể về lại nền cao của giai đoạn 2020-2022 do: (1) Chất lượng tài sản kém hơn gây ảnh hưởng đến thu nhập lãi; (2) Giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn đang ở mức yếu.

    Tại ĐHCĐ thường niên 2024, VPBank đặt kế hoạch kết quả kinh doanh 2024 khá tham vọng với tăng trưởng tín dụng 25% so với năm trước; tăng trưởng huy động đạt 22% so với năm trước; Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất dưới 5%; lợi nhuận trước thuế đạt 23.165 tỷ VND, tăng 114,4% so với thực hiện 2023. Ngoài ra, VPBank kỳ vọng có thể chi trả cổ tức tiền mặt trong 3 năm tới, riêng năm 2024 sẽ chi trả cổ tức tiền mặt 10% với thời gian thực hiện trong quý 2 hoặc quý 3/2024.

    Quý đầu năm, VPBank là một trong những ngân hàng có mức tăng trưởng cao nhất ngành với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 4.200 tỷ đồng, nhảy vọt hơn 90% so với cùng kỳ 2023 và hoàn thành 18% mục tiêu năm. Mặc dù, ngân hàng không công bố số liệu cụ thể về lợi nhuận của các công ty con, nhưng các khoản lỗ của các cổ đông không kiểm soát đã giảm đáng kể.

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *