Cụ thể, kết phiên 12/9, giácổ phiếu NVLở mức 11.400 đồng/cổ phiếu, giảm 3,8% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt hơn 17,5 triệu đơn vị – giảm 3,9 lần so với phiên giao dịch trước.
Đáng chú ý, đây là phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp của mã cổ phiếu địa ốc này, ngay sau khi xuất hiện tin Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã bổ sung cổ phiếu NVL củaNovalandvà SC5 của CTCP Xây dựng Số 5 vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
Nguyên nhân do hai công ty này chậm công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2024 đã được soát xét quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin.
Về tình hình kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2024, Novaland ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 2.246 tỷ đồng, tăng 35,5% so với cùng kỳ. Kết quả, “ông lớn” địa ốc này báo lãi ròng hơn 344 tỷ đồng, cải thiện tích cực so với con số lỗ 1.094 tỷ đồng ở cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, tính đến thời điểm 30/6/2024 lượng hàng tồn kho của công ty là hơn 142.025 tỷ đồng (tương ứng hơn 5,6 tỷ USD), tăng 2,22% so với hồi đầu năm. Đồng thời, chiếm gần 60% tổng nguồn vốn (240.178 tỷ đồng) của “ông lớn” địa ốc này.
Novaland là một trong những “ông lớn” địa ốc trên thị trường hiện nay, với tổng nguồn vốn hơn 240.178 tỷ đồng. Hiện là nhà phát triển của nhiều dự án “khủng” có quy mô 1.000 ha như Aqua City (Đồng Nai), Novaworld Phan Thiết (Bình Thuận), Novaworld Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu), …
Do giá cổ phiếu liên tục “lao dốc” lên hiện vốn hóa thị trường của Novaland chỉ đạt hơn 22.231 tỷ đồng, chênh lệch rất lớn so với vốn hóa sổ sách.
VN-Indexngắt chuỗi giảm điểm
Sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp, hôm nay thị trường chứng khoán ghi nhận đà hồi phục trở lại, VN-Index tích lũy thêm hơn 3 điểm.
Kết phiên 12/9, chỉ số VN-Index tăng 3,08 điểm, lên 1.256,35 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 0,45 điểm, lên 231,9 điểm. Tương tự, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,4 điểm, lên 92,73 điểm.
Nhóm cổ phiếu bluechip trở thành động lực chính cho đà hồi phục của thị trường trong phiên hôm nay. Tại rổ VN30, sắc xanh chiếm ưu thế tuyệt đối trên bảng điện tử, giúp chỉ số VN30-Index tăng 3,73 điểm, lên 1.297,61 điểm.
Tăng trên 1% ở nhóm này gồm những cổ phiếu FPT, GVR, ACB, VPB, VIB, VCB, TPB. Theo sau là những cổ phiếu tăng dưới 1% như BID, CTG, MBBSJB, STB, TCB, VCB, VNM, VJC.
Ngược lại, cổ phiếu SSB của SeABank tiếp tục giảm sâu, ở mức 5,95%, xuống 15.050 đồng/cổ phiếu, dẫn đầu nhóm gây áp lực lên chỉ số VN-Index. Theo sau là các cổ phiếu của rổ VN30 giảm dưới 1% như HPB, HDB, BVH, SSI, VIC và VRE.
Trên sàn HoSE,cổ phiếu DRHcủa CTCP DRH Holdings tiếp tục gây chú ý, khi tiếp đà giảm điểm mạnh sau tin bị HoSE đưa vào danh sách đình chỉ giao dịch từ ngày 16/9 tới.
Kết phiên 12/9, giá cổ phiếu DRH ở mức 1.780 đồng/cổ phiếu, giảm 4,81% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt hơn 3,5 triệu đơn vị.
Tại sàn UPCoM,cổ phiếu VNZcủa CTCP VNG – “kỳ lân công nghệ” tiếp tục gây ấn tượng với phiên tăng kịch trần thứ 2 liên tiếp.
Kết phiên 12/9, giá cổ phiếu VNZ ở mức 409.600 đồng/cổ phiếu, tăng 14,99% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu khớp lệnh đạt hơn 13 nghìn đơn vị.
Hôm nay, thanh khoản trên thị trường xuống thấp kỷ lục, tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt gần 12.000 tỷ đồng. Riêng trên sàn HoSE, thanh khoản đạt gần 10.500 tỷ đồng.
Bên cạnh nhóm cổ phiếu ngân hàng, hôm nay nhóm cổ phiếu phân bón cũng hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư như DCM +1,34%, DGC +0,53%, DPM +0,86%, BFC +1,71%, …
Khối ngoại “quay xe” bán ròng gần 200 tỷ đồng trên sàn HoSE. Khối này bán ra nhiều nhất cổ phiếu MWG với giá trị gần 50 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu VPB (47,38 tỷ đồng), cổ phiếu VCI (47,12 tỷ đồng), cổ phiếu HPG (35 tỷ đồng), …
Ở chiều mua vào, khối ngoại mua vào nhiều nhất cổ phiếu FPT với giá trị 58,14 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu CTG (22,5 tỷ đồng), cổ phiếu DCM (22,12 tỷ đồng), cổ phiếu VHM (20,48 tỷ đồng), …
Để lại một phản hồi