Mua 2 căn nhà trong 9 năm nhờ tiết kiệm 90% tiền lương, chỉ dùng lại đồ thừa từ bạn bè: Hạnh phúc của tôi là không tiêu tiền!

Có một dòng như thế này trong bản thảo “Not bad money”: “Đau đớn nhất là khi người ta chết, tiền tiêu không hết.”

Đời người ngắn ngủi mấy chục năm, tại sao không tận hưởng đi? Quan niệm như vậy đang ngày càng được nhiều bạn trẻ coi là chuẩn mực, và “không tiêu dùng” thì trở nên vô lý. Do vậy, khi một cô gái nói rằng đã tiết kiệm đến 90% thu nhập và mua 2 căn hộ trong 9 năm trở nên khác biệt hơn cả.

Thật khó để không tò mò cô ấy đã làm như thế nào để có thể tiết kiệm đến những đồng cuối cùng như vậy. Thật nực cười, đáng buồn hay đáng ngưỡng mộ? “Mọi người nói tôi thật keo kiệt, nhưng tôi cho rằng mình không phải.”

Mua 2 căn nhà trong 9 năm nhờ tiết kiệm 90% tiền lương, chỉ dùng lại đồ thừa từ bạn bè: Hạnh phúc của tôi là không tiêu tiền! - Ảnh 1.

Cô gái đó tên là Wang Shenai, quê ở Nam Kinh Trung Quốc, 32 tuổi, đã kết hôn và có con. Cô đã duy trì thói quen “keo kiệt” gần như từ khi còn là 1 đứa trẻ. Hơn thế nữa, cô là người đứng đầu cho một nhóm hoạt động trong cộng đồng Douban (MXH Trung Quốc) với hơn 400.000 thành viên. Họ chia sẻ và học hỏi các mẹo tiết kiệm khác nhau hàng ngày để hỗ trợ tinh thần cũng như tận hưởng thành quả.

Năm lớp 6, Wang Shenai đã tiết kiệm được 1000 nhân dân tệ (3.6 triệu đồng) đầu tiên. Sau đó, ở trường đại học kiếm được 2000 nhân dân tệ (7.2 triệu đồng) mỗi tháng bằng cách đi làm thêm. Trước khi tốt nghiệp, cô đã mua 1 căn phòng cho mình ở thị trấn nhỏ bằng 1 khoản vay.

Cho đến khi bắt đầu đi làm và có gia đình, vợ chồng cô vẫn có thể tiết kiệm được 90%. “Điện thoại di động của chồng tôi với bộ nhớ 32GB chỉ có thể cài những ứng dụng cơ bản nhất”. Ngoài việc bỏ ra 100 nhân dân tệ để mua đồ lót mỗi năm, các loại quần áo và giày dép khác đều là tận dụng những món đồ cũ mà bạn bè không cần dùng đến nữa. Đối với chi phí cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, bạn cũng có thể tiết kiệm bằng cách tìm mã giảm giá hoặc những món đồ rẻ nhất có thể.

Tóm lại, nếu bạn muốn, bạn sẽ tìm cách để không tiêu. Dựa vào niềm tin này, cô đã mua được căn nhà thứ 2 ở Nam Kinh.

Mua 2 căn nhà trong 9 năm nhờ tiết kiệm 90% tiền lương, chỉ dùng lại đồ thừa từ bạn bè: Hạnh phúc của tôi là không tiêu tiền! - Ảnh 2.

Khi được hỏi nếu bây giờ không tận hưởng với số tiền mình kiếm được thì là khi nào, Wang Shenai thẳng thắn trả lời: “Vấn đề là một số người tiêu tiền để được hạnh phúc, nhưng hạnh phúc của tôi đến từ việc không tiêu tiền.”

Trong quá khứ, cô từng muốn sở hữu 1 chiếc máy tính bảng nhưng khi mua về cô nhận ra rằng nó không hữu dụng lắm. Kể từ đó, bất cứ khi nào muốn mua 1 món đồ, cô sẽ suy nghĩ kỹ. Wang Shenai không muốn bị ép buộc bởi ham muốn vật chất và chủ nghĩa tiêu dùng. Cô ấy cũng tin rằng: “Phải tiêu tiền ở nơi nó thực sự phát huy hiệu quả. Có tiền tốt hơn là dựa dẫm vào ai đó, sẽ không lâm vào cảnh thiếu tiền đi vay mượn”.

Nguyên nhân khiến cô bị ám ảnh bởi tiền bạc và nhà cửa khi còn nhỏ cũng do ảnh hưởng từ bố mẹ cô. Con của người khác có thể cùng cha mẹ nắm tay, ôm hôn, nhưng cô chưa từng trải qua điều đó. Bố mẹ có việc làm và tiền lương, nhưng họ thà cất tiền vào tủ còn hơn tiêu.

Mỗi lần đưa tiền, mẹ đều ném xuống đất để nói rằng kiếm tiền không dễ. Vì vậy, cô ấy đã nói rằng: “Lòng tự trọng và tình yêu bản thân, bạn không bao giờ có thể mong đợi người khác cho.”

Khi còn nhỏ, cô sống trong một ngôi nhà tạm bợ và cảm thấy như thể cô sẽ ngã nhào khi nó bị thổi bay. Thậm chí không có một tấm rèm đầy đủ, và không có sự riêng tư nào cả. Vì vậy, cô nói, “Con gái phải có phòng riêng của họ”.

Sau này, ngay khi có thể tiết kiệm được tiền, cô Wang Shenai không thể chờ đợi để mua một căn nhà cho riêng mình. “Không quan trọng ngôi nhà rộng hay thoải mái, nhưng ngay khi tôi về nhà và ngửi thấy hơi thở của chính mình, tôi cảm thấy được chữa lành.”

Mua 2 căn nhà trong 9 năm nhờ tiết kiệm 90% tiền lương, chỉ dùng lại đồ thừa từ bạn bè: Hạnh phúc của tôi là không tiêu tiền! - Ảnh 3.

Trên thực tế, cô ấy tỉnh táo hơn hầu hết mọi người, cô ấy chỉ đầu tư tiền vào bản thân. Thực ra, độc lập về kinh tế không khó đạt được, nhưng cái khó thực sự chính là sự giàu có về tinh thần. Ai cũng có những ham muốn, nhưng không phải ai cũng biết cách kiềm chế.

Đặc biệt khi hầu hết mọi người đều đồng ý “tiêu tiền cho thời điểm hiện tại” , Wang Shenai đã mang đến một cách sống khác. Có xe, có nhà, có đồ xa xỉ chưa hẳn đã là hạnh phúc, mà được sống mới là hạnh phúc. Tình yêu của Wang Shenai không chỉ là vô tận, thế giới nội tâm của cô còn đầy đủ hơn hầu hết những người bị ham muốn vật chất ép buộc.

Tất nhiên, mỗi người đều có cách sống của riêng mình, và mỗi triết lý sống đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Nhưng một xã hội cởi mở phải đủ bao dung. Và khi chúng ta có thể buông bỏ những định kiến ​​của mình và suy nghĩ độc lập hơn, có lẽ chúng ta sẽ bớt lo lắng và giàu tinh thần hơn.

Suy cho cùng, ai sống nghiêm túc cũng đáng được trân trọng.

Ảnh: Tổng hợp

Giới trẻ chật vật mua nhà, triệu phú Mỹ khuyên: Đó là sai lầm tài chính lớn nhất, có thể hối không kịp!

https://kenh14.vn/mua-2-can-nha-trong-9-nam-nho-tiet-kiem-90-tien-luong-chi-dung-lai-do-thua-tu-ban-be-hanh-phuc-cua-toi-la-khong-tieu-tien-20220407164406379.chn

Theo Rika

Pháp Luật và Bạn đọc

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*