Cạnh tranh khốc liệt, khách sạn cao cấp giữa thủ đô đón khách bằng loạt trò chơi dân gian ô ăn quan, nhảy lò cò, cờ búng…

Âm thầm phát triển trong 2 năm dịch Covid-19, mới đây chuỗi khách sạn SOJO Hotels trải nghiệm tiện ích khác biệt chính thức ra mắt Gamification – “game hóa” trải nghiệm khách hàng đầu tiên tại Việt Nam đã mở ra một hướng đi mới cho ngành dịch vụ khách sạn sau dịch Covid.

Ở SOJO Hotels, lần đầu tiên du khách được trải nghiệm những trò chơi dân gian như nhảy lò cò với đích đến là một phần thưởng thú vị, cùng các trò chơi truyền thống khác như ô ăn quan, cờ búng. Bên cạnh những trò chơi hiện đại như bi lắc, phi tiêu, rút gỗ…

 Cạnh tranh khốc liệt, khách sạn cao cấp giữa thủ đô đón khách bằng loạt trò chơi dân gian ô ăn quan, nhảy lò cò, cờ búng... - Ảnh 1.

Các trò chơi dân gian ô ăn quan, nhảy lò cò, cờ búng…lần đầu xuất hiện tại khách sạn cao cấp.

Không chỉ là các trò chơi dân gian, yếu tố game thể hiện xuyên suốt quá trình lưu trú của khách hàng. Đầu tiên là “cuộc chơi với cảm xúc” ngay khi bước chân vào căn phòng. Bằng cách sử dụng app SOJO Hotels trên chiếc điện thoại của mình, mỗi cảm xúc của JO (khách hàng) sẽ đi kèm với một màu sắc ánh sáng của phòng tắm, âm nhạc và nhiệt độ phòng.

Mỗi chi tiết ở SOJO Hotels sẽ đều gợi mở cho khách một trò chơi. Đôi khi là một cuộc “đấu trí” nho nhỏ với bản thân. Ví dụ, khi bước vào phòng tắm, cặp đôi dầu gội sẽ “đánh đố” JO bằng câu hỏi dí dỏm “JO ơi, tắm trước hay gội trước”. Đôi dép đi trong nhà với hai màu tưởng như “cọc cạch” của SOJO cũng có những ký tự biến tấu từ thương hiệu của khách sạn này, sẵn sàng đưa khách vào cuộc chơi giải mã ngôn ngữ.

Có thể thấy, trong cuộc cạnh tranh thu hút khách du lịch sau đại dịch COVID-19, có những khách sạn đã nhanh nhạy game hóa trong thiết kế trải nghiệm cho khách hàng của ngành dịch vụ khách sạn. Trong đó, chuỗi khách sạn SOJO Hotels với khách sạn đầu tiên tại Hà Nội tại địa chỉ 120 Lê Duẩn, Q. Đống Đa được biết đến là khách sạn đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng xu hướng này.

 Cạnh tranh khốc liệt, khách sạn cao cấp giữa thủ đô đón khách bằng loạt trò chơi dân gian ô ăn quan, nhảy lò cò, cờ búng... - Ảnh 2.

Nhận định về xu hướng game hóa khách sạn, Bà Đặng Thúy Hà – giám đốc nghiên cứu hành vi khách hàng của Công ty NielsenIQ Việt Nam – chia sẻ kết quả khảo sát cho thấy ngày nay, có 3 yếu tố khách hàng quan tâm nhất khi đi du lịch là trải nghiệm được cá nhân hóa (82%), tiêu chuẩn an toàn cao (81%), sự riêng tư (58%). Khách du lịch mong muốn được cá nhân hóa hay có những trải nghiệm đặc biệt, mới mẻ khi đi du lịch.

Vì vậy, cuộc đua làm tăng trải nghiệm cho khách hàng trong ngành dịch vụ khách sạn trở nên khắc nghiệt hơn, nhưng cũng hấp dẫn hơn. Và trong cuộc đua này, các khách sạn đang bắt đầu để mắt đến giải pháp đưa các trò chơi vào khách sạn cũng như cho phép khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp hơn với mình.

“Phải tạo ra trải nghiệm thú vị và có gu hơn cho khách hàng chính là một đòi hỏi bức thiết trong cuộc cạnh tranh thu hút khách sau đại dịch COVID-19”, bà Thu Hà nói.

Được biết, xu hướng gamification (game hóa) đang dần được các doanh nghiệp bắt đầu đưa vào thiết kế trải nghiệm cho khách hàng gần đây, và riêng trong ngành dịch vụ khách sạn thì mới chớm có một số khách sạn trên thế giới và ở Việt Nam ứng dụng. Tại buổi trò chuyện mở giữa các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, nghiên cứu khách hàng và doanh nghiệp khách sạn ngày 24-5 ở Hà Nội, xu hướng này đã được mang ra bàn luận như một giải pháp hay cho các khách sạn ở Việt Nam phục vụ khách hàng tốt hơn để cạnh tranh hiệu quả, phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19.

Thông tin từ buổi trò chuyện mở cho biết, theo khảo sát mới của Visa’s Green Shoots Radar, 42% người tham gia tin rằng họ sẽ đi du lịch để giải trí trong năm 2022. Các chuyên gia nhấn mạnh vào nhu cầu giải trí rất lớn của khách du lịch sau 2 năm bị kìm nén và căng thẳng vì dịch bệnh.

“Sau đại dịch COVID-19, ai cũng tìm kiếm những trải nghiệm du lịch vui vẻ để hồi sinh tinh thần và tìm nguồn cảm hứng mới trong cuộc sống. Họ không chỉ cần một điểm dừng chân thuận tiện mà muốn có một nơi lưu trú thú vị hơn. Đến khách sạn bây giờ không chỉ để ngủ và ăn, đến khách sạn là phải được chơi, được vui”, ông Lê Quốc Vinh – chuyên gia truyền thông, marketing – nhấn mạnh tại buổi trao đổi.

Năng lực phát triển du lịch Việt Nam lọt top 3 nước tăng trưởng cao nhất thế giới

https://babfx.com/canh-tranh-khoc-liet-khach-san-cao-cap-giua-thu-do-don-khach-bang-loat-tro-choi-dan-gian-o-an-quan-nhay-lo-co-co-bung-20220527164040141.chn

Theo Anh Minh

Nhịp Sống Kinh tế

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*