Các đại đô thị liên tiếp biến “thành sông”, khát vọng trị thủy nghìn đời của Trung Quốc đối mặt thách thức

Các đại đô thị liên tiếp biến thành sông, khát vọng trị thủy nghìn đời của Trung Quốc đối mặt thách thức - Ảnh 1.

Nhà chức trách Trung Quốc cho biết, gần nửa triệu người đã bị ảnh hưởng bị lũ lụt và sạt lở đất tại tỉnh Quảng Đông của nước này. Những ngày qua, các khu vực ở miền nam Trung Quốc đã phải hứng chịu những trận mưa chưa từng có trong 60 năm qua.

Cơ quan phụ trách các tình huống khẩn cấp của tỉnh Quảng Đông cho biết ngập lụt do mưa xối xả đã khiến 177.600 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. 1.729 ngôi nhà bị phá hủy, nhiều héc ta cây trồng bị phá hủy. Đợt mưa lũ gây thiệt hại khoảng 250 triệu USD. Đây chỉ là 1 trong 7 tỉnh phải hứng chịu đợt mưa kỷ lục ở miền nam nước này.

Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy mưa lũ ở Quý Châu biến nhiều con đường trở thành sông. Lũ quét cuốn trôi nhà cửa, xe cộ. Lượng mưa ở Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến đạt mức cao nhất kể từ năm 1961. Trong khoảng thời gian từ 1/5 đến 15/6, lượng mưa trung bình đo được là 621mm. Con số này bằng 90% mức trung bình toàn Trung Quốc trong năm 2021.

Những trận mưa như trút nước xảy ra trong bối cảnh các chuyên gia cảnh báo thời tiết khắc nghiệt đang trở nên thường xuyên hơn. Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất có thể còn ở phía trước. Dự báo thời tiết cho thấy các đợt nắng nóng ở miền bắt đất nước có thể khiến mưa bão ở miền nam tiếp tục diễn biến phức tạp.

Các đại đô thị liên tiếp biến thành sông, khát vọng trị thủy nghìn đời của Trung Quốc đối mặt thách thức - Ảnh 2.

“Không khí lạnh và ấm đã hội tụ ở miền nam Trung Quốc. Chính sự tác động của 2 luồng không khí này có thể tạo ra những điều kiện thời tiết cực đoan trong khu vực”, Wang Weiyue, chuyên gia của Cục Khí tượng Trung Quốc, cho biết.

Mùa mưa lũ hàng năm ở Trung Quốc bắt đầu vào tháng 6 và thường nghiêm trọng nhất ở các khu vực nông nghiệp dọc theo sông Dương Tử và hạ lưu của nó. Thời tiết cực đoan đang ngày càng dữ dội và nguy hiểm hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, những điều tồi tệ hơn nữa còn ở phía trước.

Hồi tháng 4, Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc đã cảnh báo rằng những trận mưa xối xả dự kiến sẽ ảnh hưởng đến các khu vực phía nam và tây nam đất nước. Mưa lớn cũng được dự báo sẽ tăng cả về tần suất lẫn cường độ, dẫn tới nguy cơ sạt lở đất thường xuyên hơn ở các khu vực miền núi. Nước sông dâng nhanh cũng khiến các thành phố ven sông chìm trong biển nước.

Trung Quốc cũng đã ghi nhận lượng mưa trung bình hàng năm là 672,1mm vào năm ngoái, cao hơn 6,7% so với bình thường. Báo cáo của Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trugn Quốc cũng cảnh báo điều kiện thời tiết của nước này ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là về cường độ mưa bão trong những tháng mùa hè.

Các đại đô thị liên tiếp biến thành sông, khát vọng trị thủy nghìn đời của Trung Quốc đối mặt thách thức - Ảnh 3.

Những thiệt hại mà thời tiết cực đoan gây ra đang khiến Trung Quốc không thể thờ ơ. Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, cho biết 1,1 triệu dân ở Giang Tây, miền đông nam Trung Quốc, đang chịu ảnh hưởng của đợt mưa lũ này. 223.000 ha đất nông nghiệp ở tỉnh được mô tả là thủ phủ của gỗ và tre nứa, cũng đã bị phá hủy.

Kể từ đầu tháng 6 tới nay, những trận mưa xối xả ở miền nam Trung Quốc đã khiến ít nhất 32 người chết và 2.700 ngôi nhà bị hư hại nghiêm trọng và 96.160ha đất nông nghiệp ở thủ phủ lúa gạo Hồ Nam bị tàn phá.

Năm ngoái, 398 người đã thiệt mạng khi mưa lũ kinh hoàng quét qua tỉnh Hà Nam, miền trung nước này. Trong số những người thiệt mạng có 12 hành khách chết đuối trong một đường tàu điện ngầm bị nước tràn vào. Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh, cũng là nơi có số người thiệt mạng lớn nhất trong trận mưa “ngàn năm có một”.

Các đại đô thị liên tiếp biến thành sông, khát vọng trị thủy nghìn đời của Trung Quốc đối mặt thách thức - Ảnh 4.

Các nhà chức trách Trung Quốc đã cảnh giác cao độ kể từ những thảm kịch này và đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng sẵn sàng của các đô thị trong việc ứng phó với thời tiết khắc nghiệt, vốn đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn. Tuy nhiên, việc thích ứng ngay lập tức không phải điều dễ dàng.

Với các cộng đồng dân cư chủ yếu phát triển phồn thịnh bên bờ các dòng sông lớn, Trung Quốc không lạ gì cảnh “sống chung với lũ”. Chính chính bởi thế, trị thủy trở thành khao khát kéo dài suốt nghìn đời qua. Bên cạnh việc đắp đê, đào kênh thoát nước, những thập niên qua, Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các đập thủy điện nhằm có thể điều tiết nước và có thể sinh ra điện.

Bất chấp số lượng đập ngày một nhiều, lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra ở quốc gia này. Thậm chí, trong một vài thời điểm, các đập thủy điện phải xả nước ngay giữa mùa lũ nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa, dẫn tới việc ngập lụt càng trở nên tồi tệ.

Với những tác động của biến đổi khí hậu, khát vọng trị thủy của Trung Quốc lại tiếp tục đối mặt với những thách thức to lớn. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, có lẽ cần những nỗ lực có hệ thống và sự chung tay của cả thế giới chứ không phải bất cứ quốc gia đơn lẻ nào, ngay cả khi đó là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Trung Quốc cũng đang nỗ lực đối phó biến đổi khí hậu. Tuần trước, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc mới công bố cái gọi là Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu nhằm xây dựng khả năng phục hồi trước các tác động của nóng lên toàn cầu vào năm 2035. Lộ trình này tập trung nhiều vào giám sát biến đổi khí hậu và các tác động liên quan của nó. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăng cường nâng cao khả năng cảnh báo sớm và quản lý rủi ro hệ thống.

Nguồn: Tổng hợp

Dùng công nghệ hiện thực hóa “khát vọng trị thủy nghìn năm”, người Nhật đang khiến thế giới trầm trồ ra sao?

https://babfx.com/cac-dai-do-thi-lien-tiep-bien-thanh-song-khat-vong-tri-thuy-nghin-doi-cua-trung-quoc-doi-mat-thach-thuc-20220622112546649.chn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*