Cá nhân trong nước chấm dứt chuỗi 3 tuần mua ròng liên tiếp, bán ròng trở lại 763 tỷ đồng

Thị trường tiếp tục duy trì đà hồi phục trong tuần giao dịch từ 18-22/7. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 1.194,76 điểm, tương ứng tăng 15,51 điểm (1,32%) so với tuần trước đó. Tương tự, HNX-Index tăng 4,43 điểm (1,56%) lên 288,83 điểm, còn UPCoM-Index tăng 1,52 điểm (1,74%) lên 88,84 điểm.

Thanh khoản thị trường có sự cải thiện so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 14.376 tỷ đồng/phiên, tăng 6,3%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân đạt 13.000 tỷ đồng/phiên, tăng gần 8%.

Khác với các tuần trước đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước quay trở lại bán ròng trong khi dòng vốn đến từ tổ chức trong nước và khối ngoại đều có biến động tích cực.

Cá nhân trong nước chấm dứt chuỗi 3 tuần mua ròng liên tiếp, bán ròng trở lại 763 tỷ đồng - Ảnh 1.

Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.

Theo dữ liệu từ FiiPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước chấm dứt chuỗi 3 tuần mua ròng liên tiếp trước đó ở HoSE và bán ròng trở lại 763 tỷ đồng, trong đó có 659 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

Cá nhân trong nước chấm dứt chuỗi 3 tuần mua ròng liên tiếp, bán ròng trở lại 763 tỷ đồng - Ảnh 2.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng mạnh nhất cổ phiếu GAS với giá trị 318 tỷ đồng. VHM đứng sau với giá trị bán ròng 216 tỷ đồng. Các mã MSN, VND và SAB đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SHB được mua ròng mạnh nhất với 365 tỷ đồng. Tiếp sau đó, HAH cũng được mua ròng 167 tỷ đồng.

Trái ngược với các cá nhân trong nước, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) mua ròng trở lại khoảng 92 tỷ đồng, dù vậy, nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này bán ròng nhẹ 14 tỷ đồng.

Cá nhân trong nước chấm dứt chuỗi 3 tuần mua ròng liên tiếp, bán ròng trở lại 763 tỷ đồng - Ảnh 3.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

VHM được tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) mua ròng mạnh nhất với 309 tỷ đồng. FPT và VPB được mua ròng lần lượt 69 tỷ đồng và 53 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SHB bị bán ròng mạnh nhất với 350 tỷ đồng. HAH đứng sau với giá trị bán ròng 179 tỷ đồng.

Tự doanh công ty chứng khoán mua ròng trở lại 134 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 1,2 triệu cổ phiếu.

Cá nhân trong nước chấm dứt chuỗi 3 tuần mua ròng liên tiếp, bán ròng trở lại 763 tỷ đồng - Ảnh 4.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND được tự doanh CTCK mua ròng mạnh nhất với 156 tỷ đồng. Một chứng chỉ quỹ khác là E1VFVN30 cũng được mua ròng 63 tỷ đồng. Xen giữa hai chứng chỉ quỹ này là MSN và GAS với giá trị mua ròng lần lượt 116 tỷ đồng và 115 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, MWG đứng đầu danh sách bán ròng với 102 tỷ đồng. FPT và PNJ bị bán ròng lần lượt 78 tỷ đồng và 65 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng trở lại 538 tỷ đồng ở sàn HoSE trong tuần 18-22/7, tương ứng khối lượng mua ròng là 12,4 triệu cổ phiếu.

Cá nhân trong nước chấm dứt chuỗi 3 tuần mua ròng liên tiếp, bán ròng trở lại 763 tỷ đồng - Ảnh 5.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã GAS với giá trị 187 tỷ đồng. MWG đứng sau với giá trị mua ròng 137 tỷ đồng. Hai mã ngành chứng khoán là VND và SSI được mua ròng lần lượt 103 tỷ đồng và 94 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng mạnh nhất mã HPG với 128 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong danh sách bán ròng là chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND với 125 tỷ đồng. VHM và FPT cũng bị bán ròng lần lượt 89 tỷ đồng và 72 tỷ đồng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*