Cơ cấu cổ đông đặc biệt gồm Viettel, SCIC, Tân Cảng Sài Gòn,… đem lại cá tính và lợi thế vượt trội gì cho Ngân hàng MB?

Hồi tháng 2/2022, Brand Finance công bố danh sách 11 ngân hàng Việt Nam có lọt Top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu đắt nhất hành tinh (Banking 500), tăng thêm 2 ngân hàng so với bảng xếp hạng năm ngoái.

Điểm đáng chú ý là việc Brand Finance gọi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) là một trong những “kẻ leo bảng xếp hạng tham vọng” (Ambitious climbers) – một trong những thương hiệu tăng giá trị nhanh nhất trong bảng xếp hạng Brand Finance Banking 500 năm 2022, với tốc độ tăng trưởng 113%, lên 642 triệu USD.

Việc giá trị thương hiệu tăng nhanh chóng cũng phản ánh chính xác những thay đổi mạnh mẽ của ngân hàng này trong vài năm gần đây. Điều gì tạo ra cá tính khác biệt giữa MB và các ngân hàng khác?

Trong hội nghị tiếp xúc Nhà đầu tư hồi đầu tháng 3, ông Đàm Nhân Đức, Giám đốc cơ quan nghiên cứu phát triển của NHTMCP Quân đội cho chính cơ cấu cổ đông đặc biệt đã tạo ra cá tính cho MB.

Một điểm khác biệt của MB so với các nhà băng khác là tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn. Cổ đông lớn nhất của MB là tập đoàn Viettel với 14,1% cổ phần. Một doanh nghiệp quân đội khác là Tân Cảng Sài Gòn sở hữu 7,14%, tiếp theo là công ty Trực thăng Việt Nam thuộc bộ Quốc phòng sở hữu 7,39%, Công ty TNHH Nhà nước MTV Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel sở hữu 3,05%.

Ngoài những cổ đông quân đội, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước SCIC cũng sở hữu 9,34%. Nếu tính cả định chế lớn thì nhà đầu tư tổ chức chiến gần 60% cổ phần của tổ chức tín dụng này.

Cơ cấu cổ đông đặc biệt gồm Viettel, SCIC, Tân Cảng Sài Gòn,... đem lại cá tính và lợi thế vượt trội gì cho Ngân hàng MB? - Ảnh 1.

Cá tính thứ 2 cơ cấu cổ đông này tạo ra là sự năng động và sáng tạo của một ngân hàng tư nhân năng động hàng đầu. Chúng ta có thể thấy các sáng kiến như chương trình chuyển đổi số. Cơ cấu cổ đông này tạo cho MB sự chắc chắn và ổn đinh: Có sự mạnh mẽ của ngân hàng quốc doanh, có sự cải tiến đột phá như những ngân hàng tư nhân hàng đầu”, ông Đàm Nhân Đức cho biết.

Thực tế hiện MBBank có tập khách hàng ổn định đến từ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên vài năm gần đây, MBBank mở rộng sang cả khách hàng bán lẻ. Mảng kinh doanh này đưa tỷ lệ tăng trưởng khối khách hàng cá nhân đạt mức 40-50%/năm trong vài năm gần đây.

Các ngân hàng khác quá thiên về doanh nghiệp, một số thiên về cá nhân, MB thì cân bằng hơn. Chúng tôi không bỏ quá nhiều trứng vào một giỏ”, CEO Lưu Trung Thái từng chia sẻ về định hướng phát triển của nhà băng này trên Forbes.

Cơ cấu cổ đông đặc biệt gồm Viettel, SCIC, Tân Cảng Sài Gòn,... đem lại cá tính và lợi thế vượt trội gì cho Ngân hàng MB? - Ảnh 2.

Với chiến lược cân bằng này, hoạt động kinh doanh và thu nhập lãi thuần của MBBank có những kết quả đáng kinh ngạc. Thu nhập lãi thuần năm 2021 của nhà băng này có quy mô gấp 311 lần năm 2003. Lợi nhuận trước thuế cũng gấp 228 lần so với trước đó. Không những vậy, MB nhanh chóng vượt lên Techcombank hay ACB trong cuộc đua về thu nhập lãi thuần trong nhóm ngân hàng TMCP, chỉ xếp sau VPBank.

Sau đợt sa thải ồ ạt hồi năm 2020, ngân hàng đang là ngành thiếu hụt nhân sự nhiều nhất

https://babfx.com/co-cau-co-dong-dac-biet-gom-viettel-scic-tan-cang-sai-gon-dem-lai-ca-tinh-va-loi-the-vuot-troi-gi-cho-ngan-hang-mb-20220708145052329.chn

Mộc An

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*