Cựu lãnh đạo nhà máy Fukushima phải bồi thường 95 tỷ USD

4 cựu lãnh đạo của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), bên vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, bị tòa án ở Tokyo ngày 13/7 yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ kiện do các cổ đông đưa ra, liên quan đến thảm họa hơn một thập kỷ trước.

“Nếu bạn đưa ra quyết định sai hay làm sai, bạn phải bồi thường bằng tiền của mình. Bạn có thể phải trải qua những năm nghỉ hưu trong khó khăn. Ở Nhật Bản, không thể giải quyết hay đạt tiến bộ về điều gì nếu không quy trách nhiệm cá nhân”, luật sư của nguyên đơn Hiroyuki Kawai nói vào năm 2012, khi các cổ đông khởi kiện.

Các nguyên đơn hôm nay mang theo biểu ngữ với nội dung như “xác nhận trách nhiệm”, “chiến thắng cho cổ đông” khi xuất hiện tại tòa. Họ lập luận rằng thảm họa hạt nhân năm 2011 có thể được ngăn chặn nếu các lãnh đạo TEPCO lắng nghe nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như bố trí nguồn điện khẩn cấp ở vị trí cao hơn.

Trong khi đó, các lãnh đạo TEPCO lập luận rằng những nghiên cứu được phía cổ đông trình bày “không đáng tin cậy và không thể dự đoán được rủi ro”.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi tại tỉnh Fukushima, Nhật Bản nhìn từ trên cao hồi tháng 2/2021. Ảnh: AFP.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi tại tỉnh Fukushima, Nhật Bản nhìn từ trên cao hồi tháng 2/2021. Ảnh: AFP.

Sau khi tòa ra phán quyết, phát ngôn viên TEPCO cho biết họ một lần nữa xin lỗi người dân và xã hội vì thảm họa hạt nhân năm 2011. Tuy nhiên, TEPCO từ chối bình luận về phán quyết và cũng không tiết lộ có kháng cáo hay không.

Ngày 11/3/2011, trận động đất mạnh 9 độ xảy ra ngoài khơi phía đông bắc Nhật Bản, kéo theo các đợt sóng thần khổng lồ càn quét ba tỉnh duyên hải và nhiều khu vực lân cận, khiến 18.500 người chết và mất tích.

Trận động đất và sóng thần gây hư hại hệ thống làm mát của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, làm phát tán bức xạ và gây nên thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau vụ Chernobyl. Hàng chục nghìn cư dân xung quanh nhà máy Fukushima đã được yêu cầu sơ tán hoặc lựa chọn làm vậy.

Khoảng 12% khu vực Fukushima từng được xác định là không an toàn. Hiện vùng cấm đi lại chiếm khoảng 2%, nhưng dân số ở nhiều thị trấn vẫn thấp hơn nhiều so với trước đây.

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*