Kỳ vọng tăng điểm chứng khoán khi VN-Index ở “vùng đáy”

Caption ảnh

Nhà đầu tư suy giảm niềm tin

Hồi cuối năm 2016, chỉ số VN-Index ở vào vùng đáy, nhưng sang năm 2017 đã tăng khá cao. Sau năm 2018 bị giảm, từ năm 2019 đã tăng trở lại và đạt đỉnh vào ngày 23/2/2022 với trên 1.500 điểm.

Đã có dự báo về khả năng VN-Index tăng điểm năm thứ 4 liên tiếp, thậm chí đã có dự báo có thể đạt đỉnh mới 1.700-1.800 điểm ngay trong năm 2022 này. Đỉnh mới, cộng với những dự báo quá lạc quan, truyền thống đầu tư kiểu hiệu ứng đám đông, theo phong trào và khả năng tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao gấp đôi sau 2 năm trước, đã kéo hàng triệu nhà đầu tư F0 vào thị trường.

Tuy nhiên, sau khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine, đặc biệt sau một số sự kiện rúng động trên thị trường chứng khoán Việt Nam, VN-Index giảm mạnh, có lúc xuống dưới mốc 1.200 điểm.

Nếu như trước đây, dư luận có đề cập đến “cá mập” trong các nhà đầu tư tung tin đồn thất thiệt, kết nhóm tạo thành “băng” để kéo/đẩy các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi tạo đỉnh/đáy, thì nay đã phát hiện thêm một số điểm làm rúng động thị trường.

Đỉnh và đáy còn được tạo ra bởi những đối tượng có thế lực lớn hơn, mạnh hơn. Một số công ty niêm yết công bố thông tin hoặc thông báo giao dịch kiểu như Trịnh Văn Quyết. Một số lãnh đạo sàn làm ngơ hoặc tiếp tay cho những sai phạm kể trên. Rồi những sai sót trong việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm quản lý, điều hành của lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nhà nước…

Quan trọng nhất của thị trường chứng khoán không chỉ là lượng vốn, là số nhà đầu tư, mà là niềm tin. Những yếu tố trên làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư, gây áp lực làm giảm điểm mạnh hiếm thấy.

Kỳ vọng tăng điểm chứng khoán

Dù thị trường đang trầm lắng, song các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng chứng khoán sẽ tăng điểm trở lại trong thời gian tới. Căn cứ của kỳ vọng xuất phát từ 3 điểm sau.

Quan trọng nhất của thị trường chứng khoán không chỉ là lượng vốn, là số nhà đầu tư, mà là niềm tin. Khi niềm tin của các nhà đầu tư suy giảm, sẽ gây áp lực làm giảm điểm mạnh hiếm thấy trên thị trường.

Thứ nhất là quan hệ giữa điểm số chứng khoán và tăng trưởng kinh tế. Chứng khoán được coi là tín hiệu của tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi, đồng thời kéo theo điểm số chứng khoán cao lên. Kết quả của 7 tháng qua đã cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng cao gấp đôi tốc độ của 2 năm trước, tiến tới đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm là 6-6,5%, thậm chí dự báo có thể đạt trên 7%.

Thứ hai, thị trường chưa khẳng định là vùng đáy, bởi VN-Index đã xuống khá sâu so với đỉnh vào hạ tuần tháng 2 với thời gian tăng, giảm trên dưới mốc 1.200 điểm lặp đi, lặp lại khá dài… Diễn biến này có sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư, với số lượng nhà đầu tư F0 tăng mạnh thời gian qua, đưa vốn vào thị trường để “bắt đáy”, kéo giá cổ phiếu đi lên. Khi điểm số tăng sẽ ngăn một số nhà đầu tư đang muốn rời khỏi thị trường, hoặc đã rời khỏi thị trường sẽ quay trở lại và thêm các nhà đầu tư mới, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, sau khi phát hiện ra những sai phạm nổi cộm trong thời gian qua, các cơ quan có trách nhiệm sẽ làm sạch hơn môi trường đầu tư ở thị trường này. Các hoạt động đó, cộng hưởng với sự lên điểm của thị trường… sẽ lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, thị trường chứng khoán sẽ phục hồi trở lại, điểm số sẽ tăng.

Dù kỳ vọng có cao đến mấy, dù gói hỗ trợ lãi suất 2% vào cuối năm nay được thực hiện đầy đủ, nhưng với những “vết thương” sau khi đạt đỉnh chót vót, thì năm nay thị trường chứng khoán cũng sẽ không thể trở lại với đỉnh đó, ngay cả khả năng bằng với mức điểm cuối năm 2021 (1.498,28 điểm) cũng chưa thể đạt được. Có lẽ, thị trường phải chờ đến năm 2023, khi các gói hỗ trợ phát huy tác dụng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*