Theo một nghiên cứu được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh (FCDO), nhu cầu đối với các sản phẩm bảo hộ cá nhân (PPE) dự kiến sẽ tiếp tục tăng từ 6-9%/năm tối thiểu cho đến năm 2025.
Theo Jeounghoon (Kang, Giám đốc 3 M Việt Nam, nhu cầu tăng cao về PPE tại Việt Nam gần đây cho thấy, bên cạnh dịch bệnh, thì người dân cũng đã có ý thức hơn về sức khỏe và an toàn Bởi vậy, tiềm năng của thị trường PPE Việt Nam là rất lớn Các doanh nghiệp trong cuộc cho rằng, nhu cầu về PPE toàn cầu có thể sẽ cao từ nay đến cuối năm 2021 Một số dự báo nhu cầu PPE sẽ tăng ổn định cho đến năm 2025 Tuy nhiên, Covid 19 kết thúc thì cũng không khiến nhu cầu về PPE giảm mạnh, do Doanh nghiệp có thể nhạy cảm hơn đối với vấn đề bảo vệ sức khỏe trong mô hình kinh doanh của họ.
Ngoài ra, làn sóng vốn FDI đổ vào Việt Nam cao kỷ lục. Bất chấp sự xuất hiện của Covid – 19, dịch bệnh làm đứt gãy nguồn cung và trì hoãn nhiều dự án tuy nhiên Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút vốn đầu tư FDI. Các nhà đầu tư đến từ châu Á, châu Âu, Hoa Kỳ và ASEAN tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong làn sàn dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc do các chính sách zero – covid hay những bất ổn từ chiến tranh Nga – Ukraine khiến nhu cầu tìm kiếm môi trường sản xuất nhà xưởng thuận lợi như Việt Nam càng tăng cao. Trong 4 tháng đầu năm 2022, đã có 10.8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam. Các nhà máy của các thương hiệu lớn toàn cầu như Lego, Samsung, Goertek hiện đã và đang dịch chuyển mạnh mẽ vào Việt Nam. Chính vì thế, các sản phẩm đi kèm, phục vụ cho an toàn lao động công nhân trong hoạt động sản xuất, đầu tư ở các khu công nghiệp như PPE lại càng có nhu cầu tăng cao trong tương lai.
Trước đây, thị trường PPE chủ yếu là đồ bảo hộ lao động phục vụ công nhân trong các lĩnh vực công nghiệp nặng (dầu khí, điện lực, cơ khí…). Lĩnh vực tiêu dùng chỉ chủ yếu sử dụng găng tay để phục vụ chế biến thực phẩm… Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi từ khi bùng phát Covid-19 khi nhu cầu thiết bị bảo hộ y tế như khẩu trang, găng tay y tế, kính và giày bảo hộ, mặt nạ phòng độc, bộ đồ bảo hộ,… tăng gấp 3-4 lần giai đoạn 2019-2020.
Mặc dù tiềm năng ngành rất lớn nhưng các công ty phối PPE đang phải đối mặt với thách thức từ rào cản ngành hiện tại còn khá thấp. Chất lượng sản phẩm PPE tại Việt Nam không cao, thậm chí nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nguyên nhân do luật còn nhiều khe hở khiến doanh nghiệp không tuân thủ, lách luật sử dụng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.
Trong ngành có nhiều đối thủ cạnh tranh quy mô nhỏ lẻ bán sản phẩm giá cạnh tranh, chiếm đến hơn 65% thị phần ngành. Nhận thức khách hàng hiện còn thấp, sẵn sàng mua các sản phẩm chất lượng thấp do chưa nghiên cứu kỹ hoặc giá thành các sản phẩm này rẻ.
Tuy nhiên, ở phân khúc cao cấp, chất lượng đang dần tăng lên sau dịch Covid-19 và lợi thế cạnh tranh chủ yếu thuộc về các công ty có sản phẩm chất lượng cao, các nhà phân phối đã có mối quan hệ hợp tác với những cung cấp hàng đầu và có nhiều khách hàng lớn là các doanh nghiệp, nhà máy uy tín.
Các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu tất cả thông tin liên quan đến thị trường nhập khẩu, không chỉ là nhu cầu về số lượng mà bao gồm cả các tiêu chuẩn áp dụng cho mặt hàng liên quan đến lĩnh vực y tế cũng như quy trình nhập khẩu để tuân thủ, từ đó quá trình xuất khẩu sản phẩm sẽ thuận lợi.
Ông Kyle Kelhofer – Giám đốc Quốc gia phụ trách Việt Nam, Campuchia, và Lào cho rằng “Thúc đẩy sản xuất các sản phẩm PPE tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế không chỉ giúp tăng khả năng chống chịu của Việt Nam trước đại dịch, mà còn mang lại cơ hội kinh doanh khi chuỗi cung ứng PPE toàn cầu đang được đa dạng hóa mang lại nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất mới ở các thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam”.
Về phía nhà phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam, một ông lớn trong ngành là Digiworld đã từng có nhiều nhận định tích cực về thị trường phân phối thiết bị bảo hộ công nghiệp và đặt mục tiêu tiến vào thị trường này, không bỏ qua cơ hội và thời điểm chín muồi. Nếu Digiworld thật sự gia nhập ngành, thị trường sản phẩm PPE hứa hẹn sẽ sôi động hơn và người được lợi nhiều nhất vẫn là các khách hàng doanh nghiệp.
Để lại một phản hồi