Trong bài thuyết trình cuối cùng trước các nhà đầu tư hồi tháng 11, Masayoshi Son than thở sở trường kinh doanh của mình sẽ bị lãng phí bởi chế độ “phòng thủ” SoftBank. Để ngăn điều này xảy ra, Son cam kết sẽ cống hiến hết mình cho công cuộc phát triển Arm – công ty chip thuộc sở hữu của tập đoàn công nghệ Nhật Bản.
Bốn tháng sau, thế giới vẫn chưa rõ chính xác vị sáng lập 65 tuổi này đang làm gì. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, đúng như lời hứa của mình, Son không hề xuất hiện vào tuần trước khi SoftBank tiết lộ khoản lỗ đầu tư mới 5,5 tỷ USD trong quý gần nhất. Điều duy nhất các nhà đầu tư được nhìn là tương lai của SoftBank – thứ Son gọi là “nhà tư bản có tầm nhìn” đang phụ thuộc vào độc một công ty: Arm.
Sau vụ bán tháo lịch sử tại Alibaba – khoản đầu tư giúp Son làm nên tuổi và trở thành một trong những người có tầm nhìn công nghệ vĩ đại nhất thế giới, Arm hiện chiếm ưu thế hơn tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc nếu xét trên tỷ lệ phần trăm giá trị tài sản ròng của SoftBank. Theo chuyên gia phân tích Paul Golding của Macquarie, động thái trên được cho là vô cùng thận trọng.
Tin tốt là hiệu suất hoạt động của Arm đã được cải thiện trong quý cuối năm. Doanh thu 3 tháng tăng từ 581 triệu USD lên 746 triệu USD, trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 77% so với một năm trước đó. Công bố báo cáo kinh doanh hồi tuần trước, các Giám đốc điều hành còn cho biết SoftBank có thể sẽ niêm yết cổ phiếu Arm.
“Arm sắp bước vào thời kỳ hoàng kim với đợt tăng trưởng bùng nổ thứ hai”, ông Son nói. “Dù IPO hiện tại chỉ là kế hoạch dự phòng của SoftBank dành cho Arm, song trên thực tế, chúng tôi đã cân nhắc một thương vụ niêm yết tương tự trước khi Nvidia đề xuất mua lại công ty. Hiện tại chúng tôi đặt mục tiêu đưa đây trở thành đợt IPO lớn nhất trong lịch sử ngành chip”.
Được biết, dù được xem là “bom tấn” trong lĩnh vực chất bán dẫn, thương vụ sáp nhập giữa hãng thiết kế Arm và tập đoàn Nvidia mới đây chính thức thất bại. Nvidia cho biết họ không thể hoàn tất vụ thâu tóm này do các rào cản pháp lý trên toàn cầu.
Cú sốc U70 của Masayoshi Son: SoftBank thực hiện mỗi 2 khoản đầu tư trong quý, chỉ còn 1 công ty duy nhất để dựa dẫm kiếm tiền
Theo Financial Times, giao dịch Nvidia – Arm đã thất bại vào ngày 7/2. SoftBank và Arm được quyền giữ 2 tỷ USD mà Nvidia đã trả khi ký kết, bao gồm 1,25 tỷ USD phí phá hợp đồng.
Thương vụ này từng là ưu tiên hàng đầu của SoftBank để rót tiền đầu tư vào các startup mới, đồng thời tận dụng mối liên hệ với Nvidia để thúc đẩy điều mà ông Son gọi là “một cuộc cách mạng toàn cầu” về trí tuệ nhân tạo. Trong khi đó, Nvidia thông báo mua lại Arm với mục đích nắm quyền kiểm soát công nghệ chip được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến thiết bị nhà máy.
Theo Financial Times, sau khi ra mắt Quỹ Tầm nhìn đầu tiên vào năm 2017, Son tham vọng biến SoftBank thành một “công ty cổ phần chiến lược”. Kể từ đó, nó cam kết đầu tư 162 tỷ USD thông qua 2 quỹ đầu tư, song lỗ thực ghi nhận không hề nhỏ. Theo một số chuyên gia, SoftBank giống một “nhà đầu tư theo xu hướng” hơn là một “nhà tư bản có tầm nhìn”.
Hiện tại, SoftBank đang trong giai đoạn tích trữ tiền mặt, đồng thời giảm nợ để tồn tại trong giai đoạn lãi suất cao và kinh tế suy thoái. Động thái trên khiến nhà đầu tư nhẹ nhõm, song lại đặt ra câu hỏi về rủi ro định giá sụt giảm. Liệu các Quỹ Tầm nhìn có đang bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào các công ty khởi nghiệp giá tốt hay không.
Theo Financial Times, Quỹ Tầm nhìn chỉ thực hiện 2 khoản đầu tư trong quý vừa qua. Navneet Govil, Giám đốc tài chính của Vision Funds, cho biết danh mục đầu tư giai đoạn cuối của họ trị giá hơn 37 tỷ USD và sẽ sẵn sàng niêm yết khi điều kiện thị trường được cải thiện.
Cố gắng tích tiền mặt và giảm nợ trong giai đoạn lãi suất cao, SoftBank bị nhà đầu tư đặt nghi vấn liệu có bỏ lỡ quá nhiều ‘miếng mồi ngon’?
Với việc bán số lượng lớn cổ phần tại Alibaba, Arm trở thành một trong những tài sản lớn cuối cùng nơi SoftBank có thể kiếm tiền. Câu hỏi đặt ra là liệu Son sẽ làm gì để đảm bảo đợt IPO của Arm, rất có thể là ở Mỹ, thành công ngoài mong đợi.
Hiện tại, các Quỹ Tầm nhìn hầu như không hoạt động, song Son không thể “đem con bỏ chợ” vì vẫn nợ công ty hơn 5 tỷ USD. Số nợ này khiến giá trị cổ phần của ông Son trong quỹ đầu tư mạo hiểm Vision Fund 2 gần như không còn giá trị.
Điều này trái ngược hoàn toàn với hồi cuối năm 2021, khi cổ phần của ông Son trong quỹ Vision Fund 2 lên tới 2,8 tỷ USD. Đây là thời điểm bùng nổ của nhiều startup, qua đó cho phép SoftBank bán ra cổ phiếu của một số công ty nổi bật trong danh mục đầu tư, chẳng hạn như WeWork và AutoStore.
Nếu SoftBank đóng cửa Quỹ Tầm nhìn, Son sẽ phải hoàn trả số tiền công ty đứng ra đầu tư vào các quỹ liên quan đến công nghệ. Do đó, vị tỷ phú này không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phát huy tối đa năng lực của Arm để vận may một lần nữa quay trở lại.
“Chúng tôi muốn tích lũy nhiều tiền mặt,” ông Sơn cho biết trong lần báo cáo thu nhập hồi tháng Năm. “Chúng tôi sẽ cẩn thận hơn trong những lần đầu tư sắp tới’’.
Trong khi đó, đối thủ của Son đang không ngừng bành trướng. Insight Partners, nổi tiếng với các khoản đầu tư phần mềm, hồi tháng 2 tuyên bố huy động thành công 20 tỷ USD cho quỹ hàng đầu thứ 12. Andreessen Horowitz cũng huy động được 4,5 tỷ USD cho một quỹ tập trung vào tiền số vào tháng 5, tức gấp đôi quy mô quỹ huy động hồi năm ngoái. Chúng chắc chắn vượt xa Vision Fund của Son, nếu xét đến số lượng các khoản đầu tư mới.
Đối với các công ty đang tìm kiếm nguồn vốn, đây được coi là cơ hội ngàn vàng để chào đón các nhà đầu tư mới, trong một môi trường cạnh tranh đầy thách thức.
“Đã có lúc các công ty nghĩ rằng họ sẽ thua lỗ nếu không có sự đầu tư của SoftBank. Tuy nhiên giờ đây, rất nhiều người có thể ký các tấm séc có giá trị tương đương. Vầng hào quang ngày xưa của SoftBank đã không còn”, Ebihara của Rebright cho biết.
Theo: Financial Times
Để lại một phản hồi