Xiao quay lại quá trình này, đăng video lên mạng xã hội, đặt tựa là “thực hành Phật giáo trên mạng”. Cô cho biết đây là thời điểm cải thiện tinh thần trong ngày.
Theo SCMP, hàng triệu người đã sử dụng phương pháp thờ cúng kỹ thuật số như Xiao trên khắp Trung Quốc. Một trong những ứng dụng Xiao dùng là Muyu (Mộc Ngư). Người dùng có thể sử dụng bút cảm ứng hoặc tay chạm trực tiếp vào chiếc mõ trên màn hình, âm thanh sẽ vang lên giống như đang gõ mõ trực tiếp.
Ứng dụng này đã trở nên phổ biến kể từ khi ra mắt vào tháng 9 năm ngoái. Trong vòng một tháng, Mộc Ngư nhận hơn 4 triệu lượt tải, chỉ tính riêng iOS Store Trung Quốc.
Xu hướng thờ cúng kỹ thuật số xuất hiện cùng thời điểm giới trẻ Trung Quốc đi chùa nhiều hơn trong những năm gần đây.
Các ngôi chùa Trung Quốc cũng đang số hóa để phục vụ nhóm tín đồ hiểu biết công nghệ đang gia tăng. Nhiều đổi mới như hòm công đức gắn mã QR xuất hiện ở nhiều chùa. Wei Yang cho biết cô đã chụp lại mã QR của một ngôi chùa để có thể tiện quyên công đức.
Chùa Jingfeng ở tỉnh Phúc Kiến thậm chí chuyển sang sử dụng nhang kỹ thuật số. Bất kỳ ai muốn thắp hương có thể quét mã QR trên màn hình với giá 8,8 tệ (1,27 USD).
Nhiều người ngại cảnh chen lấn và thời gian xếp hàng đi chùa, nên cảm thấy thoải mái hơn khi thờ cúng mọi lúc mọi nơi qua điện thoại.
“Ứng dụng thắp hương rất tiện lợi vì có thể nhập bất cứ thứ gì vào ô ước nguyện và thoải mái dùng lượng nhang muốn đốt”, một người dùng mạng bình luận. “Hơn nữa, nó thân thiện với môi trường”.
Ngoài gõ mõ, thờ cúng trực tuyến, giới trẻ Trung Quốc cũng tham gia các hoạt động tâm linh trên mạng để cầu may, như gửi cho nhau hình ảnh cá koi, loài cá chép được coi là điềm tốt lành trong văn hóa, cũng như hình ảnh của những người thành công như diễn viên ca sĩ.
Gần đây nhất, mội số người còn sử dụng hình ảnh cá koi trong ứng dụng phóng sinh trực tuyến. Họ sao chép hình ảnh cá và thả chúng xuống biểu tượng sông trên ứng dụng bản đồ.
Để lại một phản hồi