Nhiều rủi ro trên thị trường chứng khoán vẫn chưa phản ánh hết, VN-Index có thể gặp biến động trong tháng 3

Trong báo cáo mới đây, FIDT nhận định về mặt kỹ thuật, thị trường có thể kiểm tra lại các mức hỗ trợ tại 980-1.000 là mức kiểm định lại kênh giảm giá dài hạn, nằm trong vùng dao động của chỉ số và là ngưỡng hỗ trợ mạnh.

Khi chỉ số kiểm định về vùng giá này là thời điểm phù hợp để mua tích lũy cho các vị thế đầu tư dài hạn. Với quan điểm trading, cần quan sát lực đỡ chỉ số mạnh khi test về vùng 980-1.000, thông qua việc có sự tăng mạnh về thanh khoản và kéo chỉ số về vùng dao động (màu xanh lá).

FIDT cho rằng trong thời gian tới VN-Index xác suất biến động trong vùng 980 – 1100 với độ nhạy cảm với các tin tức ở mức cao, nhất là các tin tức liên quan tới thị trường TPDN, BĐS lẫn chính sách về lãi suất.

Trong tháng 3, FIDT dự báo thị trường vẫn sẽ biến động trước những nhiều yếu tố rủi ro.

Nhiều rủi ro trên thị trường chứng khoán vẫn chưa phản ánh hết, VN-Index có thể gặp biến động trong tháng 3 - Ảnh 1.

Thứ nhất, các rủi ro liên quan đến thanh toán TPDN đến hạn. Cần theo dõi diễn bién về pháp lý xung quanh thị trường bất động sản và trái phiếu.

Thứ hai, lạm phát tại Mỹ cao hơn kỳ vọng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt là cấu phần dịch vụ lõi khác có thể khiến Fed duy trì chính sách lãi suất cao và kéo dài hơn kỳ vọng.

Thứ ba, thanh khoản hạ nhiệt khi dòng tiền khối ngoại đang chững lại và rút ròng nhẹ sau khi lạm phát Mỹ cao hơn kỳ vọng, chỉ số sức mạnh đồng USD tăng.

Thứ tư, kỳ vọng lợi nhuận sau thuế toàn thị trường tiếp tục suy giảm trong quý 1/2023 và triển vọng lợi nhuận toàn thị trường trong quý 2/2023 khó dự báo do chất lượng tài sản của ngành ngân hàng hiện đang suy giảm.

Bên cạnh đó, đội ngũ phân tích còn nhấn mạnh nhiều rủi ro chưa phản ánh hết có thể khiến thị trường kém tích hơn.

(1) Các biện pháp “giải cứu” thị trường TPDN và BĐS chậm được thông qua và triển khai.

(2) Nền lãi suất cao và thời gian ân hạn cho các khoản vay cá nhân mua dự án sắp hết có thể khiến làn sóng cắt lỗ BĐS diện rộng trong bối cảnh thanh khoản và dòng tiền hạn chế có thể gây ra những rủi ro lớn với chất lượng tín dụng và nền kinh tế.

(3) Lạm phát vẫn là nỗi lo, báo cáo CPI tháng 3 sẽ quyết định xu hướng của lạm phát trong thời gian tới.

(4) Những vấn đề kéo dài càng lâu thì niềm tin thị trường càng giảm và sẽ khó phục hồi trong vài năm.

“Nhìn chung, FIDT nhận thấy một số rủi ro này đang phản ánh vào thị trường nhưng chư a phản ánh hết. Tuy nhiê n, nếu không có các sự kiện bất ngờ, chúng tô i cho rằng thị trường khả năng cao sẽ sớm đạt vùng cân bằng khi phản ánh hết các rủi ro trên” .

Dù vậy, FIDT cho rằng vẫn có nhiều điểm sáng cho thị trường trong bối cảnh hiện tại.

Các chính sách phù hợp của chính phủ về giải cứu bất động sản, mặt bằng lãi suất được thực thi có thể giúp các ngành chủ lực của thị trường phục hồi, từ đó bắt đầu chu kỳ mới vô cùng tích cực cho thị trường chung.

Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là động lực rất tích cực khi đây đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Hoạt động sản xuất, du lịch, thương mại,… sẽ được cải thiện đáng kể khi giao thương này quay lại.

Giải ngân đầu tư công nếu triển khai tốt sẽ tạo động lực đủ lớn cho cả nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển bền vững trong năm 2023 và vài năm tới. Những ngành như xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản khu công nghiệp,… sẽ hưởng lợi lớn và có thể kéo thị trường đi lên.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*