Nước hồ bị rút gần cạn, châu Âu lo “điều chẳng lành” sẽ giáng xuống

TIN MỚI

    Khu vực này là thiên đường cho các loài động vật hoang dã, là nguồn tưới tiêu quan trọng cho nông nghiệp và cung cấp nước cho các dòng sông, đồng thời là thiên đường du lịch. Nhưng sau mùa đông khô hạn nhất trong hơn sáu thập kỷ, nó không còn huy hoàng như trước đây.

    Mực nước bị thu hẹp, thuyền mắc cạn, phao cứu đám nằm trên mặt hồ nứt nẻ – khung cảnh hiện tại của hồ Montbel gợi nhớ đến tình trạng hạn hán vào mùa hè nắng nóng chứ không phải mùa đông.

    Nước hồ chỉ đạt khoảng 28% công suất, thấp hơn một nửa so với mức bình thường vào thời điểm này trong năm.

    Trong lịch sử của hồ Montbel kể từ những năm 1980, đây là lần đầu tiên hồ này rơi vào tình trạng nghiêm trọng như vậy“, ông Boris Rouquet, thành viên thuộc Liên đoàn Nông dân Pháp nói với CNN.

    Tình trạng của hồ Montbel là một câu chuyện đang diễn ra khắp các vùng của châu Âu.

    Trong khi ở Mỹ, tuyết và mưa trút xuống California đã giúp làm đầy các hồ chứa nước và giảm bớt hạn hán thì mùa đông Châu Âu lại hoàn toàn đối lập.

    Dự báo hạn hán ở châu Âu

    Vẫn còn choáng váng với đợt hạn hán mùa hè tồi tệ nhất trong 500 năm qua, nhiều vùng của lục địa già đang ghi nhận lượng mưa và tuyết ở mức thấp, làm dấy lên nỗi lo về những gì có thể xảy ra khi mùa hè đang đến gần.

    Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng thì hạn hán và các đợt nắng nóng sẽ trở nên thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn – gây áp lực rất lớn đối với tài nguyên nước .

    Nhiệt độ ở tây nam nước Pháp đã tăng vọt lên 30 độ C ngày 30/3, theo Dịch vụ thời tiết quốc gia Pháp. Cơ quan này cho biết, đây là ngày nóng nhất trong tháng 3 được ghi nhận ở nước này kể từ năm 1900.

    Từ tháng 1 đến tháng 2, Pháp duy trì hơn 30 ngày liên tục không có lượng mưa đáng kể – khoảng thời gian dài nhất kể từ năm 1959. Thêm vào đó, lượng tuyết rơi rất thấp dẫn đến thiếu nước cho các dòng sông.

    Những nông dân như ông Rouquet, sống dựa vào hồ Montbel, đang phải đưa ra những quyết định khó khăn. Một số người đã ngừng trồng cấy, những người khác thì gieo thêm ngũ cốc với hy vọng trời sẽ mưa.

    Ông Rouquet cho biết, những người chăn nuôi đang lo lắng về lượng thức ăn cho vật nuôi, còn một số thậm chí có thể buộc phải giảm đàn.

    Ông nói: “Trừ khi nước hồ được lấp đầy, nông dân sẽ không thể tưới tiêu và sự sống còn của nhiều trang trại đang bị đe dọa“.

    Nước hồ bị rút gần cạn, châu Âu lo "điều chẳng lành" sẽ giáng xuống - Ảnh 1.

    Hồ Sau reservoir cạn nước. Ảnh: CNN

    Chuyên gia lo “điềm dữ” với châu Âu

    Ngay bên kia biên giới, ở Catalonia, Đông Bắc Tây Ban Nha, cũng xảy ra tình trạng tương tự với các hồ chứa khô cạn. Mực nước trung bình trong các hồ chứa của Catalonia ở mức khoảng 27%.

    Sau Reservoir, hồ chứa nước cách Barcelona khoảng 97km về phía Bắc, hiện chỉ đầy khoảng 9%, theo dữ liệu của Cơ quan Nước Catalan. Khi mực nước giảm, tàn tích của một ngôi làng hàng trăm năm tuổi và nhà thờ đã xuất hiện.

    Nước quá khan hiếm nên một số nông dân trong vùng thậm chí đã tổ chức cầu nguyện mong trời ban mưa.

    Italy, nằm ở “điểm nóng khí hậu” của Địa Trung Hải, cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

    Miền Bắc nước này, nơi đã trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 70 năm qua vào mùa hè năm ngoái, ghi nhận lượng tuyết rất thấp và các hồ nước đã bị thu hẹp, bao gồm cả hồ Como, hiện chưa đầy 18%.

    Nước ở sông Po, chảy qua vùng trung tâm nông nghiệp phía Bắc, đang ở mức gần mức thấp kỷ lục, với một số đoạn đang trong tình trạng “hạn hán cực độ”.

    Do hạn hán năm ngoái nên nhiều khu vực đã ban bố tình trạng khẩn cấp vì thiếu nước. Simona Ramberti, thuộc tổ chức thống kê quốc gia Istat cho biết, đợt khô hạn hiện tại “không phải là điềm lành cho những tháng tới”.

    Manuela Brunner, trợ lý giáo sư thủy văn tại ETH Zurich và Viện Nghiên cứu Tuyết và Tuyết lở ở Davos, Thụy Sĩ hướng ra ngoài cửa sổ văn phòng ở độ cao gần 1.600 mét, cho biết, bà có thể nhìn thấy một vùng cỏ úa nhưng rất ít tuyết.

    Đây là mùa đông khắc nghiệt nhất khi lượng tuyết phủ thấp“, bà nói. “Sự thiếu hụt tuyết đã trở thành nguyên nhân quan trọng hơn gây ra hạn hán vào mùa hè trong 50 năm qua”.

    Thụy Sĩ cần những trận mưa kéo dài nhưng điều này càng khó xảy ra.

    Thế chân Nga, quốc gia này trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho châu Âu

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *