Các ông bố, bà mẹ Mỹ “đốt tiền” chạy cho con vào “trường điểm”: 750.000 USD đổi lấy cơ hội đặt chân vào các trường Ivy League

TIN MỚI

    Để có thể giúp con cái vào được các trường đại học Ivy League, nhiều bậc phụ huynh Mỹ đang có khẩu hiệu rằng “Phải vào bằng bất cứ giá nào”.

    750.000 USD để có cơ hội săn “vé vàng”

    Một số chuyên gia tư vấn đã tính phí lên tới 750.000 USD để hỗ trợ học sinh vào đại học. Hope Choi, một phụ huynh có con trai nộp đơn vào 22 trường đại học Mỹ và đã giành được một suất vào Yale cho biết số tiền này “đáng giá”.

    Bất chấp sự phản đối kịch liệt của công chúng về cuộc khủng hoảng nợ vay sinh viên ở Mỹ và chi phí đại học tăng vọt, sức hấp dẫn về 1 nền giáo dục tốt đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

    Tỷ lệ để được nhận vào 1 trường thuộc Ivy League đã giảm xuống dưới 5%. Điều này có nghĩa là việc trở thành sinh viên của các trường đại học hàng đầu này giống như trúng xổ số vậy.

    Điều đó càng khiến phụ huynh và học sinh muốn được vào học hơn bao giờ hết và “săn lùng” hàng loạt biện pháp để tăng tỷ lệ trúng tuyển.

    Trong số hơn 59.000 sinh viên nộp đơn vào Đại học Pennsylvania, chỉ có 2.400 người được chấp nhận. Tỷ lệ nhận học sinh của Đại học Yale năm nay cũng chỉ đạt 4,35% dù lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển đạt mức lớn nhất trong lịch sử của trường. Đào tạo tốt và “cảm giác hiếm có” mà các trường đại học đem lại càng khiến nhiều phụ huynh muốn con cái được đặt chân vào các ngôi trường hàng đầu nước Mỹ.

    Các ông bố, bà mẹ Mỹ "đốt tiền" chạy cho con vào "trường điểm": 750.000 USD đổi lấy cơ hội đặt chân vào các trường Ivy League - Ảnh 1.

    Eric Sherman, chuyên gia tại công ty tư vấn du học IvyWise ở New York đã so sánh rằng mọi người “coi trọng” các trường đại học hàng đầu như một chiếc túi Hermes vậy. Họ bắt buộc phải tìm kiếm lợi thế cho con mình để giành được suất học.

    Ông cũng cho biết thêm rằng, một yếu tố thực sự mạnh mẽ khiến nhiều bậc cha mẹ có điều kiện sẵn sàng chi hàng chục tỷ đồng để con họ có cơ hội được vào các trường đại học Ivy là vì họ muốn nói: “tôi lái một chiếc Maserati và con gái tôi đi học ở Pennsylvania”.

    Ngoài ra ROI (tỷ suất hoàn vốn) cũng là yếu tố để các bậc cha mẹ Mỹ cân nhắc có nên đầu tư cho con vào các trường này hay không. Theo Trung tâm Giáo dục và Lực lượng lao động của Đại học Georgetown, các trường đại học tư thục 4 năm cung cấp mức ROI cao nhất (dựa theo khoản nợ vay sinh viên với mức lương trung bình 10 và 40 năm sau khi nhập học).

    Các ông bố, bà mẹ Mỹ "đốt tiền" chạy cho con vào "trường điểm": 750.000 USD đổi lấy cơ hội đặt chân vào các trường Ivy League - Ảnh 2.

    Mức ROI của các trường đại học hàng đầu nước Mỹ

    Ngoài ra, Christopher Rim, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Command Education cũng cho biết: “Tiền học và chi phí theo học không chỉ tăng ở Ivy League và các trường cạnh tranh mà còn tăng ở mọi nơi. Vì vậy, nếu một chiếc Rolls-Royce và một chiếc Toyota có cùng mức giá, bạn sẽ muốn chiếc nào?”.

    Đối với gia đình Hope Choi, câu trả lời chắc chắn là một chiếc Rolls-Royce. Con trai của họ đã được nhận vào Yale, Columbia và Đại học Chicago. Hiện tại, gia đình cũng đang chờ tin từ ngôi trường mơ ước – Stanford. Giống như nhiều nhà sống ở khu Upper East Side của thành phố New York, gia đình Choi đã trả hàng trăm nghìn USD để đưa con trai vào trường tư thục từ khi học mẫu giáo.

    “Chúng tôi may mắn vì tiền bạc không phải vấn đề. Chúng tôi muốn con trai được theo học tại trường đại học tốt nhất cho tương lai của cháu”, Choi nói.

    Để hỗ trợ việc học, gia đình Choi đã làm việc với Command Education từ khi con họ còn học lớp 9 và coi đây là một khoản đầu tư đáng giá cho tương lai. Công ty tư vấn tính phí tới 750.000 USD để “làm việc” với học sinh bắt đầu từ lớp 7 và 500.000 USD bắt đầu từ lớp 9. Nhìn chung, Christopher Rim ước tính nhiều khách hàng của ông đã từng chi “hơn 1 triệu USD” để chuẩn bị cho con cái họ vào đại học.

    Vì sao tỷ lệ học sinh được nhận lại giảm?

    Hiện tại, khi một số trường đại học không còn yêu cầu các bài kiểm tra chuẩn hóa nữa thì việc gia tăng đơn xét tuyển vào trường là điều dễ hiểu.

    Brian Taylor, nhà quản lý tại Ivy Coach, một công ty tư vấn tuyển sinh đại học tư nhân cho biết: “Những trường đại học này ngày càng thu hút nhiều học sinh nộp đơn xét tuyển. Tuy nhiên, bạn thấy đó, dù có nhiều sinh viên hạng C nộp đơn vào Harvard cũng không làm cho nhóm ứng viên hạng A bị đe dọa”.

    Đại học New York đã nhận được kỷ lục 120.000 đơn đăng ký xét tuyển cho khóa 2027, nhiều hơn 13% so với năm ngoái. Vào học kỳ mùa thu tới, trường này sẽ chỉ có khoảng 5.700 sinh viên, đưa tỷ lệ nhập học xuống còn 8% – giảm so với con số 35% của một thập kỷ trước.

    Trường tư thục hay công lập?

    Thực tế, ngoài các chi phí đắt đỏ, các trường đại học thuộc Ivy League cũng có các gói hỗ trợ sinh viên. Các chuyên gia tư vấn đại học cho biết, các trường đại học hàng đầu thường cung cấp khoản tài trợ trị giá hàng tỷ USD, từ đó có thể giúp sinh viên giảm chi phí theo học nên việc học tập tại một trường tư thục đôi khi cũng hợp lý so với lựa chọn trường công lập.

    Các ông bố, bà mẹ Mỹ "đốt tiền" chạy cho con vào "trường điểm": 750.000 USD đổi lấy cơ hội đặt chân vào các trường Ivy League - Ảnh 3.

    Theo College Board, vào năm 2021, những cử nhân từ các trường cao đẳng bốn năm của tiểu bang có mức nợ trung bình là 21.400 USD – chỉ thấp hơn 1.200 USD so với mức nợ 22.600 USD của các trường đại học tư thục.

    Ngoài ra, đối với một gia đình khác, khi nghe tin con gái được nhận vào đại học Stanford vào tháng 12 tới, người mẹ Preeti Singh đã quyết định trả khoảng 65.000 USD một năm để con theo học thay vì 15.000 USD tại Đại học bang Ohio. Singh nói rằng sau khi xem xét sự hỗ trợ mà con gái cô nhận được, mức chi phí này “có thể lo được” so với những gì mà con gái cô sẽ thu về.

    Tham khảo Bloomberg

    Elon Musk khẳng định chắc nịch: ‘Học đại học chỉ để cho vui thôi’

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *