Mỹ “nổi đóa”: Chỉ bằng 1 quyết định, Nga và một nhóm nước vừa khiến nhiệm vụ của Fed trở nên phức tạp hơn gấp nhiều lần

TIN MỚI

    Mỹ "nổi đóa": Chỉ bằng 1 quyết định, Nga và một nhóm nước vừa khiến nhiệm vụ của Fed trở nên phức tạp hơn gấp nhiều lần - Ảnh 1.

    Hôm 2/4, nhóm OPEC+ đã bất ngờ siết chặt thêm nguồn cung dầu toàn cầu khi thông báo sẽ cắt giảm sản lượng 1,16 triệu thùng mỗi ngày từ nay cho đến cuối năm. Theo CNBC nhận định, động thái này khiến nhiệm vụ chống lạm phát của các NHTW trên thế giới càng trở nên khó khăn hơn. Ngược lại, đây là bước đi có ý nghĩa quan trọng bảo vệ chiến lược sản lượng của OPEC+ trước các áp lực chính trị.

    Ngoài Saudi Arabia và các đồng minh chủ chốt như Kuwait và UAE cắt giảm mạnh sản lượng, Nga cũng tuyên bố kéo dài thêm chính sách giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày cho đến tận cuối năm nay.

    Đáp lại, Washington ngay lập tức lên tiếng chỉ trích động thái của OPEC+. Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần phê phán chính sách cắt giảm sản lượng của OPEC, viện dẫn áp lực lạm phát mà các hộ gia đình trên toàn thế giới đang phải gánh chịu. Khi nguồn cung giảm mạnh như vậy, hiển nhiên giá sẽ tăng lên mà những nước chịu thiệt hại nhiều nhất chính là những nước nhập khẩu.

    Tính đến 10h sáng nay theo giờ London, giá dầu thô biển Bắc đã tăng hơn 4 USD/thùng, lên gần 89 USD/thùng. Một số chuyên gia phân tích cảnh báo giá có thể chạm mốc 100 USD.

    “Đà tăng của giá dầu từ nay đến cuối năm có thể thổi bùng lạm phát trên toàn cầu, khiến các NHTW phải giữ lãi suất ở mức cao. Tuy nhiên điều đó lại kéo theo đà tăng trưởng của nền kinh tế bị ảnh hưởng và làm giảm nhu cầu về dầu”, chuyên gia phân tích Victor Ponsford của Rystad Energy nhận định trong báo cáo mới đây.

    Đồng quan điểm, Tamas Varga, môi giới tại công ty giao dịch dầu mỏ PVM, dự đoán động thái của OPEC+ sẽ gây ra những rủi ro chính trị. Lạm phát có thể tăng nhanh hơn dự báo. “Tuy nhiên các NHTW có thể sẽ không thay đổi biên độ tăng lãi suất vì họ chủ yếu dựa vào số liệu lạm phát lõi – chỉ số không tính đến biến động giá năng lượng”.

    Ông dự đoán nhóm ủng hộ Dự luật Không Sản xuất và Xuất khẩu Dầu (NOPEC) sẽ có tiếng nói lớn hơn tại Quốc hội Mỹ. Họ sẽ buộc tội OPEC+ đang “vũ khí hóa” giá dầu. Quan hệ giữa Mỹ và Saudi sẽ xấu đi.

    Dự luật NOPEC sẽ thay đổi luật chống độc quyền của Mỹ để thu hồi quyền miễn trừ quốc gia vốn từ lâu đã bảo vệ OPEC và các công ty dầu mỏ quốc gia khỏi các vụ kiện. Nếu được ký thành luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Mỹ sẽ có khả năng kiện tổ chức này cùng với các thành viên, chẳng hạn như Saudi Arabia, ra tòa án liên bang. Các nhà sản xuất khác như Nga cũng có thể bị kiện khi nước này hợp tác với OPEC trong nhóm rộng hơn được gọi là OPEC +.

    Mỹ cũng có thể chống lại đà tăng giá bằng cách bơm thêm nguồn cung từ kho dự trữ chiến lược. Một đại biểu ẩn danh của nhóm OPEC+ từng nhận định Washington có 1 vũ khác để chống lại lạm phát: ngăn các nước khác tiếp cận với nguồn dầu mỏ từ Venezuela và Iran, trong khi EU vốn đã cấm vận dầu Nga sau khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

    Theo nguồn tin giấu tên tiết lộ, nhóm OPEC+ bắt đầu bàn nhiều hơn về cắt giảm sản lượng từ cuối tuần trước, khi những biến động gần đây trong lĩnh vực ngân hàng làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư vào những tài sản có mức độ biến động cao như dầu mỏ. Trước đó nhóm này tin rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng chỉ gây ra những tác động trong ngắn hạn, còn tương lai của thị trường được quyết định nhiều hơn bởi sự kiện Trung Quốc mở cửa trở lại. Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới.

    Các quyết định về sản lượng mang tính tự nguyện như lần này sẽ dễ dàng được OPEC+ thông qua mà không gây ra nhiều ảnh hưởng chính trị. Nguyên nhân là vì chúng tuân thủ tinh thần của các chính sách mà OPEC+ đang duy trì. Tuy nhiên, thông thường đây là sáng kiến của 1 nước đơn nhất, ngoại trừ lần Saudi, Kuwait và UAE cùng cắt giảm sản lượng trong đại dịch Covid-19.

    Quyết định này cũng không tạo ra cam kết chính thức, do đó dễ được bảo vệ hơn khi các bộ trưởng dầu mỏ của những nước thành viên phải đối mặt với áp lực từ chính phủ hoặc các công ty dầu mỏ quốc doanh nội địa buộc họ phải tăng sản lượng cũng như nguồn thu ngắn hạn từ dầu mỏ.

    Ngoài ra động thái như trên không cần phải được các nước OPEC+ đồng thuận thông qua, đồng thời không bị bên ngoài buộc tội là hành vi chống lại người tiêu dùng có tổ chức.

    Tuy nhiên, rõ ràng sau lần cắt giảm này, căng thẳng giữa Saudi Arabia và Mỹ không tránh khỏi leo thang trong bối cảnh Trung Quốc đang cạnh tranh về tầm ảnh hưởng tại Trung Đông với Mỹ. Tháng trước, Bắc Kinh đã làm cầu nối để hàn gắn Tehran và Riyadh. Saudi Arabia cũng tham gia Tổ chức hợp tác Thượng Hải do Trung Quốc khởi xướng với vai trò là đối tác đối thoại.

    Tham khảo CNBC

    Làm ô tô điện khó như thế nào: “Bậc thầy lắp ráp” Foxconn cũng lâm vào bế tắc

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *