Quá phụ thuộc Moscow, quốc gia láng giềng Nga “rơi vào vòng xoáy” vì lệnh trừng phạt Nga của phương Tây

TIN MỚI

    Quá phụ thuộc Moscow, quốc gia láng giềng Nga "rơi vào vòng xoáy" vì lệnh trừng phạt Nga của phương Tây - Ảnh 1.

    Kinh tế Mông Cổ phụ thuộc nhiều vào Nga

    Theo báo Financial Times (Anh), mới đây, Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrai Oyun-Erdene cho biết, các lệnh trừng phạt xoay quanh xung đột Ukraine từ phương Tây đã gây tổn hại cho nền kinh tế Mông Cổ.

    Mông Cổ – quốc gia không giáp biển với chỉ 3,3 triệu dân là láng giềng phía nước Nga.

    Nền kinh tế của nước này phụ thuộc đáng kể vào việc nhập khẩu hàng hóa quan trọng chiến lược từ Nga.

    Mông Cổ nhập khẩu khoảng 28% hàng hóa từ Nga và hoàn toàn phụ thuộc vào các sản phẩm dầu mỏ của Nga.

    Chia sẻ trên East Asia Forum (Diễn đàn chính sách quốc tế Đông Á), nhà nghiên cứu Oyuntugs Davaakhuu thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế, Đại học Quốc gia Mông Cổ, cho biết, tính dễ bị tổn thương của Mông Cổ đối với sự phụ thuộc này đã nhiều lần bộc lộ trong quá khứ.

    Năm 2008, công ty dầu khí Nga Rosneft đề xuất xây dựng 100 trạm xăng ở Mông Cổ. Mặc dù ban đầu Quốc hội Mông Cổ không thông qua kế hoạch này, Ulaanbaatar sau đó đã nhận ra tầm quan trọng của công ty Nga với tư cách là nhà cung cấp nhiên liệu chính nên đã ký các hợp đồng có lợi cho Rosneft.

    Mối ràng buộc kinh tế, địa lý và lịch sử giữa Mông Cổ và Nga khiến Mông Cổ gặp khó khăn trong việc xử lý sự phụ thuộc vào Moscow.

    Quá phụ thuộc Moscow, quốc gia láng giềng Nga "rơi vào vòng xoáy" vì lệnh trừng phạt Nga của phương Tây - Ảnh 2.

    Mông Cổ chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây. Ảnh: Getty

    Lệnh trừng phạt Nga của phương Tây ảnh hưởng tới Mông Cổ

    Thứ nhất, Mông Cổ mất doanh thu điều hướng trong ngành hàng không.

    Các hãng hàng không từng khai thác các tuyến Âu-Á qua không phận Nga cũng bay qua lãnh thổ Mông Cổ, họ đã trả cho Ulaanbaatar phí điều hướng tương đối cao.

    Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi khi các lệnh cấm không phận của Nga – được Moscow thực hiện để trả đũa các biện pháp của EU – đã buộc nhiều hãng hàng không châu Âu phải bay qua Bắc Cực hoặc bay vòng xuống phía nam qua Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ.

    Bởi vì máy bay không thể bay qua Nga nên chúng tôi đang mất doanh thu điều hướng “, Thủ tướng Mông Cổ nói.

    Thứ hai, khó khăn trong việc nhập khẩu các nhu yếu phẩm cần thiết từ Nga, bao gồm xăng dầu.

    Quá phụ thuộc Moscow, quốc gia láng giềng Nga "rơi vào vòng xoáy" vì lệnh trừng phạt Nga của phương Tây - Ảnh 3.

    Người dân Mông Cổ có xu hướng vay nợ nhiều hơn do lạm phát gia tăng. Ảnh: Getty

    “C húng tôi nhập khẩu nhiên liệu từ Nga nên khi các công ty và ngân hàng [năng lượng của Nga] bị trừng phạt, chúng tôi đang phải đối mặt với các vấn đề thanh toán “, Thủ tướng Mông Cổ cho hay.

    Hiện nay, để giảm chi phí nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu và để ổn định nguồn cung, nhiên liệu diesel đã được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt của Mông Cổ cho đến tháng 7/2023.

    Thứ ba, lệnh trừng phạt Nga cũng đang ảnh hưởng đến nền kinh tế Mông Cổ thông qua các kênh khác, đặc biệt là lạm phát toàn cầu .

    Chi phí vận chuyển tăng vọt, việc cung cấp các sản phẩm tiêu dùng chính như lúa mì và dầu đã bị gián đoạn.

    Giá nhiên liệu và lương thực tăng cao đã làm tăng chi phí nhập khẩu, gây thêm áp lực lên cán cân thanh toán của Mông Cổ.

    Trong năm 2022, giá trị nhập khẩu xăng dầu tăng 52%, trong khi khối lượng chỉ tăng 3,9%.

    Điều này ảnh hưởng xấu đến dự trữ ngoại hối của Mông Cổ: Từ tháng 2 đến tháng 12/2022, dự trữ ngoại hối giảm 7,7% và tugrik của Mông Cổ mất giá 20,1% .

    Để đối phó với lạm phát gia tăng, Ngân hàng Trung ương Mông Cổ đã thắt chặt chính sách tiền tệ trong suốt năm 2022 và tăng lãi suất chính sách lên 13%, trong khi chính sách tài khóa vẫn mở rộng.

    Lệnh trừng phạt không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia mà còn ảnh hưởng đến từng hộ gia đình Mông Cổ.

    Lạm phát gia tăng đã gây thêm áp lực lên các hộ gia đình có thu nhập thấp và phụ thuộc vào phúc lợi.

    Vào tháng 7/2022, nhóm thu nhập thấp nhất phải đối mặt với lạm phát 18,2% trong khi nhóm thu nhập cao nhất chỉ phải đối mặt với 12,9%.

    Mặc dù lạm phát gia tăng nhưng lương hưu, phúc lợi và tiền lương không thay đổi.

    Các hộ gia đình phải sử dụng tiền tiết kiệm và vay thêm các khoản vay mới, dẫn đến sinh kế xuống dốc. Tác động này đặc biệt rõ rệt đối với các nhóm dễ bị tổn thương.

    Đối với những người chăn nuôi gia súc và nông dân, giá nhiên liệu tăng cao đã làm tăng đáng kể chi phí kinh doanh và nguồn cung ứng của họ.

    Dẫn tới tình trạng các hộ gia đình nông thôn cũng đang giảm mua các sản phẩm thiết yếu, phải bán nhiều gia súc hơn và vay nợ nhiều hơn.

    Rúp Nga chạm đáy 11 tháng, USD kéo dài chuỗi giảm 5 tuần liên tiếp, bảng Anh có tháng 3 tăng mạnh nhất 4 tháng

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *