Lời nghẹn ngào của một nhà bán lẻ hàng hiệu 166 năm tuổi: Đây có thể là năm cuối cùng của chúng tôi!

TIN MỚI

    Lời nghẹn ngào của một nhà bán lẻ hàng hiệu 166 năm tuổi: Đây có thể là năm cuối cùng của chúng tôi! - Ảnh 1.

    John Chachas, chủ sở hữu của cửa hàng thời trang xa xỉ Gump’s San Francisco đã viết một bức thư ngỏ gửi tới Thống đốc Newsom, Thị trưởng London Breed và Hội đồng Giám sát của thành phố, kêu gọi họ hành động về những điều ông mô tả là tình trạng ngày càng tồi tệ của trung tâm thành phố.

    “Hiện nay, khi chúng tôi chuẩn bị cho lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 166 tại 250 Phố Post, chúng tôi lo sợ đây có thể là lần sinh nhật cuối cùng”, Chachas viết trong một bức thư ngỏ, được đăng như một quảng cáo trả tiền trên tờ San Francisco Chronicle.

    Gump’s – một cửa hàng bán đồ nội thất xa xỉ và trang sức, đã được Chachas mua lại sau khi nhà bán lẻ này xin phá sản theo Chương 11 vào năm 2018. Nhà bán lẻ cao cấp này, được thành lập tại San Francisco vào năm 1861 và ra đời từ cơn sốt vàng nổi tiếng của California. Cửa hàng nằm cách một góc phố so với Quảng trường Union của thành phố.

    “Những hệ quả của chính sách Covid-19 khuyến nghị mọi người làm việc từ xa đang bắt đầu gây ra những tác động. Ngoài ra, một thứ tàn phá tội tệ không kém nữa là một loạt chính sách của San Francisco, bao gồm việc cho phép người vô gia cư chiếm dụng vỉa hè…”, ông viết.

    Chachas, người từng tranh cử vào ghế Thượng viện Mỹ ở Nevada với tư cách là một ứng viên Đảng Cộng hòa vào năm 2010, đã lập luận rằng điều kiện hiện tại làm cho San Francisco “không phải là nơi sống tốt đối với cư dân, không an toàn đối với nhân viên của các công ty và không thân thiện đối với du khách từ khắp nơi trên thế giới”.

    Thị trưởng San Francisco, London Breed, Thống đốc California, Gavin Newsom, và Văn phòng Hội đồng Giám sát San Francisco hiện đều không đưa ra bình luận về vấn đề này.

    Giữa dòng chảy đóng cửa cửa hàng tại trung tâm thành phố, Gump’s sẽ là một trong nhiều nhà bán lẻ tại khu vực Quảng trường Union trung tâm thành phố San Francisco đóng cửa cửa hàng trong những năm gần đây.

    Các chuỗi cửa hàng nổi tiếng như Whole Foods, Anthropologie, Office Depot và CB2 cũng đã dừng hoạt động tại trung tâm thành phố kể từ khi dịch bệnh bắt đầu. Tổng cộng, hơn 39 cửa hàng bán lẻ đã đóng cửa tại khu vực Quảng trường Union của San Francisco kể từ năm 2020, theo số liệu từ Coresight, một công ty nghiên cứu thị trường.

    Các phàn nàn được đưa ra trong lá thư của Chachas cũng phản ánh những phàn nàn của một số nhà bán lẻ đã tuyên bố kế hoạch rời khỏi thành phố gần đây.

    Vào tháng 6, công ty quản lý trung tâm mua sắm Westfield thông báo sẽ từ bỏ việc kiểm soát trung tâm mua sắm của mình tại San Francisco, trích dẫn “điều kiện hoạt động khó khăn tại trung tâm thành phố San Francisco, đã dẫn đến sự suy giảm về doanh số bán hàng, tỷ lệ lấp đầy và lưu lượng người đi bộ”.

    Một tháng trước đó, một trong những nhà bán lẻ lớn nhất của trung tâm mua sắm đó là Nordstrom, thông báo sẽ đóng cửa cả hai cửa hàng tại San Francisco. Thương hiệu này nói rằng lý do đưa ra quyết định của mình là bởi “thay đổi cách thức” đang diễn ra ở trung tâm thành phố.

    Park Hotels and Resorts, công ty đầu tư sở hữu khách sạn Hilton San Francisco Union Square và Parc 55, gần đây cũng tiết lộ rằng họ sẽ rời khỏi thành phố. CEO của công ty, Thomas Baltimore nói rằng “con đường phục hồi của San Francisco vẫn còn mờ mịt và kéo dài do các thách thức lớn”.

    Vậy nguyên nhân đằng sau sự suy thoái của thành phố này là gì? Có một số yếu tố có thể đã đóng góp vào những khó khăn kinh tế của San Francisco.

    Lực lượng lao động tập trung vào công nghệ của thành phố đã thực hiện làm việc từ xa vào năm 2020 và vẫn chưa trở lại văn phòng ở mức tương tự như các thành phố lớn khác của Mỹ. Tình trạng trống văn phòng trong thành phố đạt mức cao nhất trong 30 năm, và nhiều người thậm chí rời đi vĩnh viễn; dự báo của Cục điều tra dân số Mỹ cho biết dân số San Francisco đã giảm hơn 60.000 người từ năm 2020 đến năm 2022.

    Sự suy giảm của công việc làm trực tiếp kết hợp với việc giảm lượng du khách đến San Francisco trong thời kỳ đại dịch đã dẫn đến sự suy giảm lưu lượng người đi bộ tại trung tâm mua sắm đông đúc trước đây của thành phố.

    Ngoài ra, một số video về các vụ cướp cửa hàng táo tợn tại San Francisco đã thu hút sự chú ý tầm quốc gia và kêu gọi việc tăng cường công tác cảnh sát ở thành phố. Trong khi số liệu về tội phạm bạo lực tại San Francisco đã duy trì ở mức tương đối thấp trong những năm gần đây, so với các thành phố lớn khác, tội phạm tài sản đã tăng kể từ năm 2020, theo dữ liệu từ Sở Cảnh sát San Francisco.

    Trong khi đó, San Francisco đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về tính khả thi của việc mua nhà từ trước dịch bệnh, góp phần làm tăng số lượng người vô gia cư tại trung tâm thành phố. Theo kết quả của cuộc khảo sát do Đại học California, San Francisco tiến hành và công bố vào tháng 6, hầu hết các người tham gia khảo sát đã cho rằng tình hình của họ xuất phát từ chi phí nhà ở đắt đỏ trong thành phố.

    Nguồn: CNN

    “Steve Jobs bán lẻ” đã làm gì để đẩy chuỗi 1.100 siêu thị 118 tuổi tiến gần vực phá sản, lỗ 1 tỷ USD, sa thải 19.000 nhân viên?

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *