Phá kỷ lục của Trung Quốc, quốc gia này sở hữu tuabin gió ngoài khơi ‘khủng’ nhất thế giới: Được gắn trên trụ cao 262 mét, tạo đủ điện năng cho 400.000 hộ

TIN MỚI

    Khoảng 24 km về phía nam của đảo Martha’s Vineyard, Massachusetts, một công trình đồ sộ đang “nổi lên” từ Đại Tây Dương. Khu vực này sẽ có những trục tuabin lớn nhất thế giới, với độ cao bằng Đài tưởng niệm Washington và Tượng Nữ thần Tự do cộng lại, tương đương khoảng 262 mét.

    Đây là trạm biến áp ngoài khơi đầu tiên của Mỹ, dự kiến tháng 10 sẽ bắt đầu cung cấp điện từ Vineyard Wind – trang trại gió ngoài khơi thương mại đầu tiên của nước này. Đến năm 2024, dự án dự kiến sẽ tạo ra đủ điện năng để cung cấp cho 400.000 hộ gia đình.

    Cách đó vài km là 6 trụ monopile đầu tiên, là nền móng được “cắm” xuống đáy biển để giữa các tuabin được nhà phát triển Avangrid Inc. và Copenhagen Infrastructure Partners triển khai vào tuần tới.

    Sy Oytan, giám đốc điều hành bộ phận gió ngoài khơi của Avangrid, cho biết: “Được nhìn thấy trụ monopile đầu tiên được cắm xuống biển thực sự là điều khiến tôi hài lòng.”

    Các trụ monopile là dấu hiệu tiến triển rõ ràng nhất đối với hoạt động khai thác năng lượng gió ngoài khơi của Mỹ, nhưng lại diễn ra vào đúng thời điểm khó khăn. Dù việc xây dựng trên Vineyard Wind đang được đẩy mạnh, song các dự án khác lại bị đình trệ vì lạm phát và lãi suất tăng cao khiến chi phí cũng leo thang.

    Phá kỷ lục của Trung Quốc, quốc gia này sở hữu tuabin gió ngoài khơi 'khủng' nhất thế giới: Được gắn trên trụ cao 262 mét, tạo đủ điện năng cho 400.000 hộ - Ảnh 1.

    Trạm biến áp ngoài khơi dự kiến phát điện trong tháng 10/2023.

    Các nhà phát triển hiện đang tìm cách đàm phán lại về các hợp đồng cung cấp điện họ đã ký cách đây nhiều năm, trước khi giá linh kiện tăng cao. Ngoài ra, một số bang đang do dự trước viễn cảnh giá điện từ các tuabin ngoài khơi có thể tăng cao.

    Theo Bloomberg, trang trại gió Vineyard Wind sẽ có 62 tuabin được lắp đặt vào đầu năm 2024. Mỗi hệ thống của General Electric sẽ có công suất khoảng 13 megawatt và cao khoảng 260 mét.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đặt mục tiêu đạt 30 gigawatt tuabin hoạt động ở vùng biển của nước này vào năm 2030. Một số bang ở đông bắc và trung Đại Tây Dương cũng đặt ra mục tiêu riêng.

    Song, những tham vọng đó đang gặp trở ngại bởi nhiều vấn đề về kinh tế đang bủa vây ngành này. Hồi tháng 7, Avangrid đã đồng ý trả 49 triệu USD để huỷ bỏ thoả thuận mua bán điện cho dự án Commonwealth Wind với sản lượng 1,2 gigawatt. Nguyên nhân là do chi phí gia tăng khiến việc triển khai không khả thi.

    Theo những người ủng hộ ngành điện gió, những vấn đề này chỉ là tạm thời. Nhu cầu đối với năng lượng sạch sẽ tăng lên khi điện khí hoá được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong bối cảnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ngày càng căng thẳng.

    Mỹ hiện có 2 trang trại gió đang hoạt động ở ngoài khơi. Một trang trại nằm gần Block Island, Rhode Island, với 5 tuabin và tổng công suất 30 megawatt. Dự án khác với 2 tuabin nằm ở Virginia có công suất 12 megawatt. Cả 2 đều được coi là công trình “nền móng” cho những dự án lớn hơn như Vineyard Wind.

    Phá kỷ lục của Trung Quốc, quốc gia này sở hữu tuabin gió ngoài khơi 'khủng' nhất thế giới: Được gắn trên trụ cao 262 mét, tạo đủ điện năng cho 400.000 hộ - Ảnh 2.

    6 trụ monopile đầu tiên đã được lắp đặt và các nhà phát triển sẽ bắt đầu gắn các tuabin gió khổng lồ vào tuần tới.

    Ngoài dự án của Avangrid, một trang trại gió khác cũng đang được xây dựng gần đó, là South Fork với công suất 132 megawatt ở phía đông Long Island, New York. Dự án này là liên doanh giữa Eversource Energy, công ty tiện ích ở Massachusetts và nhà phát triển năng lượng Đan Mạch Orsted AS. Công trình đã được lắp đặt ngoài khơi vào tháng 6 và có thể sẽ hoàn thiện trước Vineyard.

    ua bin gió ngoài khơi với công suất 16 megawatt, lớn nhất thế giới, đã đi vào hoạt động ở tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc. Ngoài ra, tua bin này cũng chính thức được kết nối với lưới điện quốc gia Trung Quốc vào ngày 19/7, theo China Media Group (CMG).

    Tua bin gió ngoài khơi có đường kính cánh quạt lớn nhất thế giới và công suất đơn lớn nhất đạt 16 MW. Tua bin có thể được sử dụng phổ biến ở các vùng biển có tốc độ gió trung bình hoặc cao.

    Trước đó, Trung Quốc đã kết nối tuabin gió ngoài khơi có công suất 16 megawatt vào lưới điện quốc gia. Theo China Media Group, tuabin này có đường kính cánh quạt 252 mét, trục có độ cao 146 mét. Cánh quạt của tua bin này có vòng quay khoảng 50.000 m2, tương đương 7 sân bóng đá.

    Trong điều kiện lý tưởng, một tổ máy của tuabin Trung Quốc có thể tạo ra 34,2 kWh điện trong mỗi vòng quay và sản lượng điện trung bình hàng năm đạt 66 triệu kWh, đủ cung cấp cho 36.000 hộ gia đình với 3 thành viên tiêu thụ trong 1 năm.

    Tham khảo Bloomberg

    Tham vọng mở rộng mạng lưới đường sắt 42.000 km của Trung Quốc vẫn chưa dừng lại: Dùng ‘bảo bối’ để xây dựng không ngừng nghỉ, không cần đến sức người

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *