Tin xấu đã được “tiêu hóa”, nhóm cổ phiếu nào có thể đón đầu đà tăng trưởng lợi nhuận trong quý 4/2023?

TIN MỚI

    Trong báo cáo chiến lược mới công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá KQKD quý 3 kém khả quan cùng những quan ngại về rủi ro mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp lớn đã khiến mọi thành quả tăng điểm trong giai đoạn đầu năm bị lấy đi hoàn toàn. Không chỉ trong xu hướng giảm điểm của TTCK thế giới, TTCK Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất.

    VDSC dự phóng tăng trưởng lợi nhận trong quý 4/2023 sẽ tích cực hơn cùng kỳ năm ngoái.

    Trong danh mục theo dõi của VDSC, lợi nhuận quý 4/2023 dự phóng của các cổ phiếu đại diện thuộc ngành BĐS, Ngân hàng, Hàng tiêu dùng có mức tăng trưởng trên 30%, trong khi ngành nguyên vật liệu cơ bản có lãi trở lại so với lỗ trong quý 4/2022.

    Tổng LNST quý 4/2023 dự phóng toàn danh mục theo dõi tăng khoảng 50% so với cùng kỳ. Mặc dù không đại diện tuyệt đối cho thị trường, nhưng nhóm phân tích tin rằng xu hướng của danh mục này phản ánh được đáng kể xu hướng LNST sàn HSX trong quý tới, với tổng vốn hóa của danh mục VDSC chiếm khoảng 55% vốn hóa HSX.

    Tin xấu đã được "tiêu hóa", nhóm cổ phiếu nào có thể đón đầu đà tăng trưởng lợi nhuận trong quý 4/2023? - Ảnh 1.

    Nhóm phân tích cho rằng đây là thời điểm đón đầu cho sự phục hồi của quý 4/2023 khi P/E thị trường được đưa về mức hấp dẫn cho việc mua và nắm giữ dài hạn. Trong khi đó, các sự kiện tạo nên mối quan ngại về rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp đã tạo nên sự điều chỉnh sâu của thị trường, đưa định giá P/E hiện tại toàn thị trường về mức 12,8 lần.

    Với kỳ vọng KQKD của doanh nghiệp sẽ phục hồi khả quan hơn trong quý 4/2023, nhịp giảm điểm trong tháng 10 đã đưa P/E dự phóng cả năm 2023 chỉ còn 10,8 lần. Đây là mức P/E mà nếu NĐT mua và nắm giữ cho khung thời gian hai năm, hiệu suất đầu tư sẽ rất cao.

    Tin xấu đã được "tiêu hóa", nhóm cổ phiếu nào có thể đón đầu đà tăng trưởng lợi nhuận trong quý 4/2023? - Ảnh 2.

    Thêm vào đó, rủi ro giảm sâu của thị trường sẽ được hạn chế bởi lợi suất hấp dẫn TTCK và xu hướng tăng của dòng tiền NĐT cá nhân vào TTCK. Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng dao động từ 5,1%-5,5%, kênh đầu tư chứng khoán vẫn giữ được tính hấp dẫn tương đối của mình và tiếp tục thu hút một phần dòng tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi suất cao cuối năm 2022 (các khoản tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng vào thời điểm này chuẩn bị đáo hạn nhiều từ này tới cuối năm nay). Tính tới cuối Q3/23, quy mô tiền gửi NĐT tại CTCK vẫn giữ được xu hướng tăng kể từ cuối năm ngoái, hiện đạt khoảng 78 nghìn tỷ đồng.

    VDSC cho rằng bức tranh vĩ mô và chính sách tiền tệ của thế giới và Việt Nam còn ẩn chứa nhiều gam màu xám cần thận trọng, song trong ngắn hạn những quan ngại này đã được phản ánh. Thị trường có thể đã “tiêu hóa” những thông tin tiêu cực sau khi đã chiết khấu mạnh 18% từ đỉnh hồi tháng 9.

    Cho tháng 11, VDSC nghiêng về kịch bản thị trường sẽ hồi phục sau giai đoạn “đỉnh điểm” của những thông tin xấu và dựa trên các kỳ vọng: (1) áp lực bán trong nhóm cổ phiếu tại vùng định giá thấp lịch sử này sẽ hạ nhiệt đáng kể, (2) rủi ro liên quan tới trái phiếu quốc tế của VIC có thể quản trị được, (3) không có diễn biến bất ngờ từ cuộc chiến Trung Đông hay lãi suất điều hành của Fed.

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *