Trong báo cáo triển vọng năm 2024 mới công bố, Chứng khoán Mirae Asset đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, từ mức vốn hóa thị trường chỉ 20% GDP cuối năm 2011 lên khoảng 91% tính đến tháng 3/2022. Tuy nhiên, sau đợt điều chỉnh mạnh, mức vốn hóa tính đến cuối năm 2022 chỉ ở mức khoảng 55%, tương đối thấp so với hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á, cũng như mức của thế giới là 100%.
Theo Mirae Asset, điều này cho thấy các công ty Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, thay vì huy động vốn cổ phần và trái phiếu. Vì vậy, hiện nay Chính phủ Việt Nam đang tập trung phát triển thị trường vốn với các mục tiêu như vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 100% GDP vào năm 2025, lên 120% vào năm 2030; quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 20% GDP vào năm 2025, lên 25% vào năm 2030; số lượng tài khoản chứng khoán đạt 9 triệu vào năm 2025, lên 11 triệu vào năm 2030 và nâng hạng thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi thứ cấp vào năm 2025.
Một trong những yếu tố then chốt trong năm qua là áp lực bán từ khối ngoại trong đó quỹ ETF là điểm nổi bật. Nhìn lại từ tháng 11/2022 đến tháng 1/2023, khi P/E của VN-Index ở mức thấp nhất 10 năm, khối ngoại đã mua ròng hơn 32 nghìn tỷ đồng. Mirae Asset cho rằng áp lực bán ra năm qua của các nhà đầu tư nước ngoài có thể do vẫn đang trong quá trình hiện thực hóa lợi nhuận trong bối cảnh chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Việt Nam cao và USD tăng giá so với VND. Riêng với ETF, Việt Nam đã thu hút được dòng vốn ETF vào ròng trong suốt giai đoạn 2017−2022, tuy nhiên, năm 2023 đánh dấu năm đầu tiên dòng vốn ETF rút ròng, với áp lực chủ yếu đến từ DCVFMVN Diamond (136 triệu USD) và SSIAM VNFinlead (86 triệu USD).
Dù vậy, những “cơn gió ngược” từ việc Fed tăng lãi suất và sức mạnh đồng USD tăng đã giảm bớt gần đây, cũng như cho tầm nhìn sang năm 2024. Đội ngũ phân tích kỳ vọng khoảng cách lợi suất giữa Mỹ và Việt Nam sẽ được thu hẹp và dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) sẽ quay trở lại các thị trường khác ngoài Mỹ. Đặc biệt nỗ lực để được nâng hạng lên thị trường mới nổi là một điểm cộng.
Ngược lại nhóm NĐT cá nhân trong nước chuyển sang mua ròng do lãi suất huy động giảm đáng kể. Chứng khoán Mirae Asset tin rằng các cá nhân trong nước (vốn chiếm trên 80% giá trị giao dịch bình quân mỗi ngày) sẽ vẫn đóng vai trò chính trong thời gian tới với kỳ vọng cao vào việc triển khai hệ thống KRX trong tương lai.
Định giá thị trường xứng đáng ở mức cao hơn
Về mặt định giá, Mirae Asset duy trì kỳ vọng P/E của thị trường sẽ tăng từ mức 15 lần hiện tại lên mức trung bình lịch sử khoảng 16−17 lần. Tại đây, mức định giá của Việt Nam sẽ ngang bằng với trung vị các thị trường chứng khoán khác trên thế giới.
“Nhờ lãi suất cho vay giảm và các chính sách hỗ trợ, kỳ vọng đầu tư, sản xuất và tiêu dùng sẽ phục hồi hơn nữa. Nhờ đó, tăng trưởng EPS ở hầu hết các ngành dự kiến sẽ tăng vào năm 2024, so với mức kỳ vọng giảm 4% so với cùng kỳ trong năm 2023“, báo cáo nêu rõ.
Cụ thể trong kịch bản mức độ hồi phục của nền kinh tế như năm 2023, EPS 2024 tăng trưởng 0%, VN-Index tương ứng tại mức định giá trung bình dài hạn sẽ ở vùng điểm 1.250. Tương tự, tại kịch bản nền kinh tế phục hồi mạnh và EPS 2024 tăng trưởng 13%, chỉ số VN-Index có thể giao dịch tại vùng 1.400 điểm và nếu nền kinh tế tăng trưởng rất mạnh với EPS tăng 19,6%, VN-Index có thể chạm mốc 1.500 điểm.
Tuy nhiên, điểm Mirae Asset lưu ý là EPS từ hoạt động kinh doanh liên tục của các công ty niêm yết đã bị thấp hơn đáng kể so với mức EPS tổng thể kể từ khi xảy ra dịch bệnh. Điều này cho thấy các công ty trở nên dễ bị tác động nặng nề hơn so với trước thờ
Báo cáo chỉ ra một số rủi ro cần theo dõi như sự không chắc chắn về thời gian và quy mô cắt giảm lãi suất của Fed trong năm 2024; tác động của lãi suất toàn cầu cao đối với việc đảo nợ, hoạt động kinh doanh, tiêu dùng; hậu quả ngày càng lan rộng từ các sự kiện kinh tế, chính trị quốc tế.
Để lại một phản hồi