Vì sao khối ngoại bán ròng 1,5 tỷ USD cổ phiếu Việt Nam trong một năm qua?

TIN MỚI

    Trên nền tảng vĩ mô ổn định, kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tiếp tục hưởng lợi với vị thế là một mắt xích quan trọng để duy trì tính bền vững của chuỗi cung ứng toàn cầu, đang đóng vai trò kết nối giữa các cường quốc kinh tế vốn đang có sự cạnh tranh chiến lược, nhờ vào sự trung lập tích cực của mình. Vai trò của các ngành sản xuất tại Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu dần được khẳng định.

    Bên cạnh đó, việc Chính phủ đẩy mạnh thực hiện cam kết tăng trưởng xanh và bền vững, nỗ lực đưa phát thải ròng bằng 0, xu hướng điện khí hóa, hay câu chuyện về giai đoạn phát triển tiếp theo của ngành điện tử là ngành công nghiệp bán dẫn đưa Việt Nam tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

    photo-1711429637222

    Trải qua 2 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2023 và là mức cao nhất của 2 tháng đầu trong vòng 5 năm trở lại đây.

    Việt Nam thu hút FDI hàng đầu khu vực nhưng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào thị trường chứng khoán lại sụt giảm mạnh những năm gần đây. Từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 10.000 tỷ đồng. Nếu tính từ tháng 3/2023, khối ngoại đã bán ròng hơn 38.000 tỷ đồng (~1,5 tỷ USD) cổ phiếu Việt Nam.

    photo-1711429651133

    Chia sẻ tại Hội thảo “Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024” do CafeF tổ chức mới đây, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đầu tư Công ty quản lý quỹ Dragon Capital nhận định đà bán ròng này đến từ vài nguyên nhân chính:

    Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài có nhiều sự lựa chọn. Với khẩu vị đầu tư vào những công nghệ mới, Việt Nam gần như không có. Vì thế, nguồn vốn lớn của nhà đầu tư nước ngoài chảy từ Trung Quốc sang các quốc gia khác như Ấn độ, Nhật.

    Thực tế, cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam đang có sự mất cân đối giữa các nhóm ngành. Nhóm tài chính (ngân hàng, chứng khoán, công ty tài chính và bảo hiểm) chiến đến gần 50% tổng giá trị vốn hóa. Nếu tính cả bất động sản, con số này có thể lên đến gần 70%.

    Trong khi đó, các lĩnh vực thu hút sự chú ý của khối ngoại như công nghệ, y tế, bán lẻ, năng lượng,… lại chiếm tỷ trọng nhỏ, số lượng cổ phiếu không nhiều. Điều này khiến cho nhà đầu tư nước ngoài thiếu lựa chọn chất lượng để rót vốn dài hạn.

    Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài lo ngại một số vấn đề của Việt Nam không như kỳ vọng. Trong 2 tháng gần đây, rõ ràng có sự quan tâm nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

    Tuy nhiên, chuyên gia Dragon Capital cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam hiện vẫn nằm trong những nước nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Nếu chính thức được MSCI nâng hạng, khả năng rất cao dòng vốn ngoại sẽ quay lại mạnh mẽ. Bên cạnh các quỹ ETF “tracking” theo các rổ chỉ số của MSCI và FTSE, dòng tiền lớn từ các quỹ chủ động cũng sẽ tìm đến đầu tư vào chứng khoán Việt Nam.

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *