Chúng ta đang chứng kiến một đợt điều chỉnh của Vnindex liên quan tới vấn đề tỷ giá. Điều này gây hoang mang cho các nhà đầu tư, tuy nhiên anh Nguyễn Đức Chính CEO của FiSafe lại cho rằng đây là một đợt điều chỉnh cần thiết, lành mạnh cho một xu hướng tăng trong năm 2024 và 2025.
Theo thống kê Vnindex có một đợt tăng mạnh từ T11/2023 tới T3/2024. Đây là đợt tăng “khá mượt” của Vnindex khi phản ứng với thông tin FED thông báo lộ trình giảm lãi suất trong năm 2024 cũng như hàng loạt các yếu tố tích cực khác trong nước.
Anh Nguyễn Đức Chính – CEO Công ty Cổ phần FiSafe
Chọn chủ đề “2024 – năm của sự hồi phục” cho thị trường chứng khoán Việt Nam, không chỉ bây giờ mà ngay từ T01/2024 anh đã đưa ra nhận định thị trường có thể chinh phục vùng 1350 tới 1500 với các lý do sau:
Thứ nhất, Trên góc độ phân tích vĩ mô, nếu 2022 và 2023 câu chuyện chính của thị trường tài chính toàn cầu là vấn đề lạm phát tăng và lãi suất tăng thì 2024 và 2025 câu chuyện chính là lạm phát giảm và lãi suất giảm. Việc giảm lãi suất chắc chắn sẽ xảy ra chỉ là “sớm hay muộn” mà thôi. Thị trường chứng khoán hoạt động dựa trên sự kỳ vọng, chỉ cần nhận định việc hạ lãi suất chắc chắn sẽ xảy ra thì dòng tiền thông minh sẽ giúp thị trường lạc quan và tích cực hơn. Trong giai đoạn vừa qua thị trường tăng điểm dựa trên sự kỳ vọng, còn trong nửa cuối năm 2024 và đầu năm 2025 thị trường kỳ vọng tăng trưởng nhờ việc FED và các ngân hàng lớn trên thế giới sẽ chính thức hạ lãi suất và ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát thế giới có xu hướng về mức lạm phát mục tiêu của các Chính phủ
Lãi suất đạt đỉnh, xu hướng sẽ đi ngang và giảm từ năm 2024 trở đi
Tình hình vĩ mô trong nước, chúng ta có mấy key sau:
Thông điệp rõ ràng từ Chính phủ, mục tiêu quan trọng nhất của năm nay cũng như 2025 là “Tăng trưởng GDP”. Và để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 tới 6.5% trong năm nay thì ngay từ đầu năm NHNN đã giao hết room tín dụng 15% cho các ngân hàng thương mại.
Lãi suất huy động đang ở mức vô cùng thấp, trung bình 4 tới 4.5% cho kỳ hạn 12 tháng và đang thấp nhất lịch sử, nhưng lượng tiền gửi đang ở mức cao nhất lịch sử 13.5 triệu tỷ đồng. Và 2024 là thời điểm phù hợp để dòng tiền thông minh này chảy vào thị trường tài sản như Chứng khoán và Bất động sản để kỳ vọng mức lợi nhuận cao hơn.
Lãi suất huy động hiện nay thấp hơn cả thời điểm trước dịch Covid, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng tiền thông minh chảy sang thị trường tài sản
Lãi suất cho vay còn nhiều dư địa giảm để hỗ trợ các doanh nghiệp theo định hướng của Chính phủ
Kết luận: Vĩ mô trong nước với nhiều điểm tích cực hơn là tiêu cực
Phân tích vĩ mô nghe thì rất khó tiếp cận nhưng cách tiếp cận đơn giản nhất đó là khi tiền rẻ thì thị trường tài sản (chứng khoán và Bất động sản) tăng và ngược lại. Tất nhiên sẽ đi kèm với nhiều yếu tố kinh tế khác nữa
Thứ hai: Đi theo sự kỳ vọng của việc hạ lãi suất, của tăng cung tiền thì trên góc độ phân tích cơ bản chúng ta có các câu chuyện dẫn dắt của các nhóm ngành theo các chủ đề sau:
Định giá hấp dẫn: Mặc dù nhóm ngành ngân hàng đã có một nhịp tăng ấn tượng từ đầu năm tới nay, nhưng so với quá khứ thì mức PB… PE hiện tại vẫn được coi là rẻ
Ngân hàng, câu chuyện của định giá hấp dẫn, nhóm ngành ưa thích của các quỹ và tổ chức lớn
Nhóm ngành hồi phục: Bán lẻ, thủy sản, dệt may, thép với sự kỳ vọng sự hồi phục về doanh thu và lợi nhuận so với nền thấp và tạo đáy năm 2023
Nhóm ngành tăng trưởng: Nhóm ngành chứng khoán, mặc dù là nhóm ngành có yếu tố chu kỳ nhưng với nền thanh khoản tăng lên trung bình trên 1 tỷ đô 1 phiên từ đầu năm và trong năm 2024 sẽ xuất hiện nhiều hơn những phiên thanh khoản trên 30.000 tỷ tới 40.000 tỷ, sự kỳ vọng về KRX, nâng hạng thị trường thì nhóm ngành Chứng khoán vẫn còn nhiều dư địa. Nhóm ngành Công nghệ đi theo xu hướng công nghệ chung trên thế giới: AI, chip bán dẫn cũng như sự tăng trưởng đều đặn hàng năm cũng là nhóm ngành sẽ tiếp tục tăng trong năm 2024 và dài hạn hơn.
Ngành hưởng lợi bởi chính sách, như nhóm ngành chăn nuôi với luật chăn nuôi sửa đổi có hiệu lực từ T02/2024, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn sẽ được hưởng lợi.
Sự kỳ vọng lớn: đó chính là nhóm ngành bất động sản khi ngay từ sau Tết thị trường BĐS ấm trở lại sau sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, ngân hàng và các chủ đầu tư lớn.
Thứ ba: Dưới góc nhìn của Phân tích kỹ thuật có mấy luận điểm:
Thị trường Chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây có yếu tố chu kỳ với 2 năm tăng và 2 năm giảm: 2016 tới 2018 tăng; 2018 tới 2020 giảm; 2020 tới 2022 tăng; 2022 tới 2024 giảm. Theo tính chu kỳ đó thì giai đoạn 2024 tới 2026 sẽ là một chu kỳ tăng giá của Vnindex
Biểu đồ Vnindex từ 2001 tới nay là 1 xu hướng tăng dài hạn, với 5 lần trong quá khứ khi chỉ số chạm đường trendline dưới đều bật tăng trở lại. Và hiện tại chúng ta đang có lần thứ 6 Vnindex chạm đường trendline này, và hiện tại giá đã phản ứng và bật tăng trở lại
Các lần Vnindex chạm trendline của khung tháng đều bật tăng trở lại trong xu hướng tăng dài hạn
Yếu tố đồng pha với chỉ số chứng khoán Mỹ (SPX – chỉ số chứng khoán của 500 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất nước Mỹ được niêm yết). Và chúng ta đang thấy một xu hướng tăng mạnh mẽ của SPX được dẫn dắt bởi nhóm ngành Công nghệ
Sự đồng pha của Vnindex và SPX
Việc áp dụng phân tích định lượng vào giao dịch rất phát triển trên thế giới, tuy nhiên định nghĩa này ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Bằng hệ thống backtest được phát triển bởi FiSafe cho thấy một kết quả rất khả quan. Backtest là một quá trình đánh giá hiệu suất của một chiến lược giao dịch bằng cách sử dụng dữ liệu lịch sử để mô phỏng việc giao dịch theo chiến lược đó trong quá khứ.
Hệ thống backtest của FiSafe cho kết quả Vnindex có thể chạm mốc 1438 với xác suất 77.78%
Hệ thống backtest này với 10 yếu tố đầu vào là các chỉ báo kỹ thuật. Thời gian backtest từ năm 2000 tới hiện tại, trải qua 23 năm cho kết quả trả về chúng ta có xác suất để Vnindex tăng lên vùng 1438 tới 1500 là 77.78%. Và theo hệ thống backtest này, dự kiến tháng 9/2024 Vnindex có thể lên tới vùng 1438
Anh Chính lưu ý rằng các nhận định nêu trên dựa trên kịch bản không có sự kiện thiên nga đen (sự kiện không thể dự báo trước) nào xảy ra. Trong thị trường tài chính, điều gì cũng có thể xảy ra dù là có xác suất thấp. Vậy nên lời khuyên của anh cho các nhà đầu tư trên thị trường đó chính là luôn luôn nghĩ tới rủi ro, hãy tham gia thị trường với một mức chấp nhận rủi ro của riêng mình. Và đó cũng chính là slogan của FiSafe: “Nghĩ tới rủi ro trước”.
Để lại một phản hồi