*Bài viết của Jennifer Sisson đăng trên Business Insider
Cả đời tôi đã mong chờ được đi du lịch Italy, thế nhưng phải đến năm 35 tuổi tôi mới có cơ hội tiết kiệm tiền cho chuyến du lịch để đời này. Sau khi chuyển đến Texas và có một công việc ổn định, tôi đã tiết kiệm được khoảng 1.200 USD, gần đủ tiền máy bay và khách sạn cho cả gia đình đến Italy.
Tại thời điểm này, số tiền tiết kiệm của tôi được gửi trong một quỹ có lợi nhuận chỉ 1,05%, không nhiều nhưng vậy cũng ổn.
Thế rồi khi đại dịch Covid-19 diễn ra khiến chuyến du lịch của chúng tôi bị trì hoãn, thị trường chứng khoán bất ngờ trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Việc chứng kiến cơ hội làm giàu trôi qua hằng ngày khi chứng khoán tăng điểm, còn những đồng tiết kiệm vẫn nằm yên trong quỹ mà chẳng tăng đồng nào đã khiến tôi bứt rứt hàng đêm.
Triệu chứng sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO- Fear Of Missing Out) dần lớn lên trong tôi.
“Cứ như thế này thì thật ngu ngốc. Tại sao không đổ toàn bộ tiền tiết kiệm vào chơi chứng khoán và kiếm lãi suất cao thay vì mức 1% bé xíu trong tài khoản tiết kiệm. Nếu mình làm vậy thì sẽ có nhiều tiền hơn cho chuyến du lịch Italy”, tôi đã tự nhủ mình như vậy và nhanh chóng nhận ra sự kỷ luật mới là yếu tố quyết định làm nên thành công của một nhà đầu tư như thế nào.
Vậy là tôi quyết định đổ tiền mua cổ phiếu của Tesla hay những mã doanh nghiệp công nghệ đang tăng nóng thời kỳ đó.
Lòng tham vs Kỷ luật
Khi dịch Covid-19 dẫn qua đi và chúng tôi bắt đầu tìm kiếm vé máy bay cho chuyến du lịch Italy thì cũng là lúc tôi nhận ra bản thân đã mất nửa số tiền tiết kiệm được.
Sau quãng thời gian tăng trưởng nóng, cổ phiếu ngành công nghệ dần hạ nhiệt hậu đại dịch. Trong khoảng tháng 2/2021 đến tháng 10/2022, tôi đã mất 665 USD.
Chị Jennifer Sisson và tài khoản mất hơn 50% khi chơi chứng khoán
Giờ đây tôi mới nhận ra chứng khoán là cuộc chơi dài hạn và tôi đã đổ tiền tiết kiệm ngắn hạn vào một thị trường không quen thuộc. Tôi có kiến thức về chứng khoán và hiểu những mã cổ phiếu này cần khoảng thời gian ít nhất 5 năm, khi công nghệ bùng nổ thì mới là lúc bán ra.
Tuy nhiên lòng tham khiến tôi mờ mắt để rồi chứng kiến chuyến du lịch để đời có nguy cơ tan vỡ.
Chính lòng tham và nỗi sợ FOMO đã hủy hoại tất cả.
Giờ đây tôi phải đối mặt với lựa chọn cực kỳ khó khăn, hoặc là bán cổ phiếu cắt lỗ hay hủy bỏ chuyến du lịch Italy.
Câu chuyện này khiến tôi nhận ra bài học cực kỳ lớn trên thị trường đầu tư, đó là kẻ chiến thắng sống sót đến cuối cùng chứ không phải là kiếm được bao nhiêu tiền. Nếu chơi vô kỷ luật và bị dẫn dắt bởi lòng tham, dù bạn có thắng bao nhiêu tiền đi chăng nữa thì cuối cùng cũng sẽ đến lúc thua đau và mất tất cả.
Ngay cả nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng chỉ lợi nhuận được khoảng 10% mỗi năm, vậy thì tại sao một người bình thường không có đủ kiến thức, kinh nghiệm, thời gian lại có thể lại nhiều hơn thế?
Đôi khi để tiền tiết kiệm lãi ít nhưng giữ được vốn lại là chiến thắng hơn là lao đầu vào rủi ro cao để rồi cuối cùng cũng mất tất cả.
Mức lãi quá lớn cùng những khoản tiền thắng được từ thị trường sẽ kích thích lòng tham của chúng ta lớn hơn, giao dịch rủi ro nhiều hơn và kiểu gì cũng sẽ có ngày thua lỗ nặng.
Do đó, sự kỷ luật, kế hoạch đúng đắn và đầu tư dài hạn đúng như những gì Warren Buffett từng nói mới là chân lý.
*Nguồn: BI
Để lại một phản hồi