“Đại gia” ngành bia Sabeco vừa gượng dậy sau cú đấm “thổi nồng độ cồn”: Doanh số tăng gần nghìn tỷ, chuyên gia đánh giá còn quá sớm để khẳng định đã qua đáy

SAB:

Giá hiện tại
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp
TIN MỚI

    Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – mã SAB) ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.184 tỷ đồng, tăng 970 tỷ (tương ứng tăng 15,6%) so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này giúp “đại gia” ngành bia chấm dứt chuỗi 4 quý liên tiếp doanh thu tăng trưởng âm so với cùng kỳ.

    “Đại gia” ngành bia Sabeco vừa gượng dậy sau cú đấm “thổi nồng độ cồn”: Doanh số tăng gần nghìn tỷ, chuyên gia đánh giá còn quá sớm để khẳng định đã qua đáy- Ảnh 1.

    Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp của Sabeco lại giảm xuống 29% so với mức 30,7% cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp chỉ tăng gần 10% so với quý 1/2023, đạt hơn 2.100 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, Sabeco lãi sau thuế 1.024 tỷ đồng, nhích nhẹ gần 2% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 6% so với quý trước, qua đó kết thúc chuỗi 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm so với cùng kỳ.

    “Đại gia” ngành bia Sabeco vừa gượng dậy sau cú đấm “thổi nồng độ cồn”: Doanh số tăng gần nghìn tỷ, chuyên gia đánh giá còn quá sớm để khẳng định đã qua đáy- Ảnh 2.

    Doanh thu và lợi nhuận đều đảo chiều tăng trưởng dương so với cùng kỳ nhưng báo cáo phân tích mới đây của Mirae Asset cho rằng, còn quá sớm để khẳng định hoạt động kinh doanh của Sabeco đã qua đáy . Trên thực tế, doanh thu trung bình trong giai đoạn quý 4/2023-1/2024 vẫn thấp hơn khoảng 3,3% con số quý 4/2022-1/2023.

    Theo Mirae Asset, việc tăng cường kiểm tra nồng độ cồn giờ đây đã trở thành thông lệ, làm tăng chi phí liên quan đến việc tiêu thụ rượu, bia. Điều này có thể tạo ra hành vi tiêu dùng mới và cản trở sự phục hồi của thị trường bia trong nước. Hơn nữa, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mới vẫn đang được xem xét, có khả năng làm tăng giá bán sản phẩm khi áp dụng, hoặc ít nhất có thể gây khó khăn cho các hãng bia trong việc duy trì tỷ suất lợi nhuận (nếu muốn giữ giá bán ổn định).

    Quan điểm thận trọng nhưng Mirae Asset vẫn nâng dự phóng kết quả kinh doanh cả năm 2024 của Sabeco nhờ quý 1 tốt hơn kỳ vọng. Theo đó, CTCK này giả định khối lượng bán hàng năm 2024 sẽ chỉ giảm 5% so với mức giảm 10% trong dự báo trước đó. Doanh thu tương ứng có thể đạt 29.463 tỷ đồng, giảm 4,1% so với cùng kỳ, cao hơn khoảng 350 tỷ so với dự phóng trước đó. Lợi nhuận sau thuế dự phóng đạt 4.543 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ 2023.

    Dù vậy, con số trên vẫn thấp hơn đáng kể so với kế hoạch kinh doanh của Sabeco. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, cổ đông Sabeco đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu doanh thu tăng 12,9% lên 34.397 tỷ đồng và lợi nhuận tăng 7,6% so với thực hiện 2023, lên 4.580 tỷ đồng. Sau quý đầu năm, Sabeco đã thực hiện 21% chỉ tiêu doanh thu và 22% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

    “Đại gia” ngành bia Sabeco vừa gượng dậy sau cú đấm “thổi nồng độ cồn”: Doanh số tăng gần nghìn tỷ, chuyên gia đánh giá còn quá sớm để khẳng định đã qua đáy- Ảnh 3.

    Năm 2023 trước đó là một năm đầy khó khăn của Sabeco khi doanh thu thuần giảm 13% xuống 30.461 tỷ đồng, thấp hơn cả năm 2016. Lợi nhuận của Sabeco cũng không mấy khả quan. Mặc dù vẫn duy trì được mốc trên 4.000 tỷ đồng, nhưng con số này cũng thấp hơn hồi 2016, và giảm 23% nếu so với năm 2022.

    Mặc dù vẫn còn không ít khó khăn nhưng Sabeco vẫn cho rằng năm 2024 tiếp tục mang đến các cơ hội “vàng” cho ngành bia Việt Nam bởi 3 lý do. Thứ nhất là cơ cấu dân số vàng, thu nhập tăng nhanh. Thứ hai là tiềm năng lớn của phân khúc “bia không cồn”. Và thứ ba là tiềm năng về thị trường xuất khẩu.

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *