NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ CỦA PHILIP FISHER:
1. Mua những công ty có kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận dài hạn đầy ấn tượng và có những phẩm chất kế thừa làm cho các nhà đầu tư tiềm năng rất khó tham gia vào việc chia sẻ sự tăng trưởng ấy.
2. Mua các công ty không được thị trường ưa thích
3. Hãy giữ cổ phiếu cho đến khi (a) có sự thay đổi căn bản trong bản chất của nó (ví dụ thay đổi lớn trong ban quản trị), hoặc (b) nó đã tăng trưởng đến mức sẽ không tăng trưởng nhanh hơn sơ với tốc độ của nền kinh tế.
4. Xem tầm quan trọng của việc chia cổ tức là thứ yếu.
5. Thừa nhận rằng phạm một số sai lầm là chi phí cố hữu của hoạt động đầu tư. Nhận lấy những lợi nhuận nhỏ từ các khoản đầu tư tốt và để cho các khoản thua lỗ tăng lên ở những hạng mục xấu là một dấu hiệu của sự đánh giá đầu tư kém.
6. Thừa nhận rằng chỉ cố một số tương đối ít các công ty là thực sự xuất xắc. Do đó, hãy tập trung toàn bộ vốn của mình vào những cơ hội hấp dẫn nhất. Việc giữ lại quá 20 cổ phiếu khác nhau là dấu hiệu của sự thiếu năng lực đầu tư tài chính.
7. Không bao giờ mù quáng chấp nhận bất cứ điều gì có thể là một ý kiến chi phối trong cộng đồng đầu tư tài chính, nhưng cũng không nên phản bác một quan điểm thịnh hành chỉ vì muốn thể hiện sự khác biệt.
8. Hiểu rõ thành công phụ thuộc rất nhiều vào sự kết hợp giữ làm việc chăm chỉ, trí thông minh và sự trung thực.
15 TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU CỦA PHILIP FISHER:
Tiêu chí 1: Liệu công ty có những sản phẩm và dịch vụ có đủ tiềm năng thị trường đủ lớn để tăng trưởng doanh thu ít nhất trong vài năm tới không?
Tiêu chí 2: Bộ máy quản lý của công ty có quyết tâm tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm hay những quy trình sản xuất, nhằm gia tăng hơn nữa tổng doanh thu trong khi tiềm năng tăng trưởng của các dòng sản phẩm hấp dẫn hiện tại đã bị khai thác quá nhiều?
Tiêu chí 3: Những nỗ lực nghiên cứu và phát triển của công ty sẽ ảnh hưởng thế nào đến quy mô của nó?
Tiêu chí 4: Cách thức tổ chức bán hàng của công ty đã hiệu quả chưa?
Tiêu chí 5: Biên lợi nhuận của công ty có cao không?
Tiêu chí 6: Công ty đang làm gì để duy trì hoặc cải thiện biên lợi nhuận
Tiêu chí 7: Mối quan hệ giữa bộ máy lãnh đạo và người lao động trong công ty có tốt không?
Tiêu chí 8: Đội ngũ lãnh đạo công ty có đoàn kết , đồng thuận cao không?
Tiêu chí 9: Công ty có thật sự có chiều sâu quản lý không?
Tiêu chí 10: Công ty có kiểm soát tốt hệ thống kế toán và phân tích chi phí không?
Tiêu chí 11: Công ty có chú ý đến những khía cạnh kinh doanh khác biệt với tính chất của ngành- những khía cạnh mang lại cho nhà đầu tư mối quan trọng về mức độ nổi trội của công ty so với đối thủ cạnh tranh không?
Tiêu chí 12: Công ty có triển vọng lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn như thế nào?
Tiêu chí 13: Trong tương lai, nếu công ty có dự tính tăng trưởng dựa trên việc tăng cổ phần bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, thì lợi ích của các cổ đông hiện tại có giảm sút không?
Tiêu chí 14: Bộ máy quản lý công ty có luôn minh bạch với các nhà đầu tư về tình hình công ty khi nó hoạt động tốt nhưng lại che giấu khi có vấn đề không?
Tiêu chí 15: Bộ máy công ty có liêm khiết không?
NHÀ ĐẦU TƯ NÊN TRÁNH:
1. Không nên mua cổ phiếu ở các công ty đang trong quá trình hình thành và phát triển.
2. Không nên bỏ qua các cổ phiếu tốt chỉ vì chúng chưa được niêm yết chính thức trên các sàn giao dịch (nhóm các ổ phiếu OTC, UPcom)
3. Không nên mua cổ phiếu chỉ vì bởi bạn thích các báo cáo hàng năm của nó.
4. Không nên lo lắng khi chỉ số P/E quá cao, nó có thể là một dấu hiệu cơ bản chỉ ra rằng mức tăng cao hơn của khoản thu nhập trong tương lai phần lớn đã được phản ánh ở mức giá hiện tại.]
5. Không nên qúa quan trọng hoá các bước giá nhỏ nhặt như 1/8 hay 1/4.
6. Không nên đa dạng hoá quá mức cac khoản mục đầu tư.
7. Đừng e ngại mua vì lo sợ chiến tranh.
8. Không nên sa vào những vấn đè không thật sự quan trọng.
9. Đừng quên xem xét thời điểm cũng như giá khi mua một cổ phiếu tăng khi mua một cổ phiếu tăng trưởng thật sự.
10. Đừng chạy theo đám đông
Để lại một phản hồi