Nhà đầu tư ồ ạt xin khảo sát điện gió ngoài khơi

Trong số này, có 6 đề xuất là của nhà đầu tư nước ngoài (10,9%); có 13 đề xuất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (23,6%) và có 36 đề xuất của nhà đầu tư trong nước (65,5%).

Đáng chú ý, có 1 đề xuất đo gió do nhà đầu tư trong nước đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận với diện tích 36 m2 để lắp đặt trạm Lidar gió trên biển phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Bến Tre. Chấp thuận này cũng không bao gồm nội dung đo đạc, khảo sát độ sâu đáy biển, đặc điểm đáy biển, các tầng địa học, ranh giới các tầng đất, đá, các đặc tính kỹ thuật tầng đáy biển, các thông số hải dương…

Tập đoàn Năng lượng tái tạo Mainstream (Mainstream Renewable Power) và đối tác Việt Nam, Tập đoàn AIT, đã lắp đặt thành công hệ thống đo gió LiDAR cho Dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Bến Tre công suất 500 MW.
Tập đoàn Năng lượng tái tạo Mainstream (Mainstream Renewable Power) và đối tác Việt Nam, Tập đoàn AIT, đã lắp đặt thành công hệ thống đo gió LiDAR cho dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Bến Tre công suất 500 MW.

Có 19 đề xuất đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển để lập các dự án điện gió ngoài khơi đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.

Tổng công suất đề xuất là trên 100.000 MW; đề xuất có công suất nhỏ nhất là 500 MW; đề xuất có công suất lớn nhất là 6.000 MW. Tổng diện tích đề xuất khảo sát trên biển xấp xỉ 30.000 km2,

Một số đề xuất có diện tích khảo sát lên tới trên 3.000 km2 như Dự án điện gió ngoài khơi tỉnh Thái Bình do Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình đề xuất, công suất dự kiến là 5.000 MW có diện tích khảo sát là 3.162 km2 ; Dự án điện gió ngoài khơi Bắc Thanh Hóa do Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi đề xuất, công suất dự kiến là 5.000 MW, diện tích khảo sát là 3.719 km2.

Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ từ các địa phương có biển, có khoảng 40 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi mà 100% là của nhà đầu tư trong nước, có phạm vi vùng biển từ 06 hải lý trở vào thuộc thẩm quyền thẩm định, chấp thuận của UBND cấp tỉnh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho hay, hiện chưa có quy định về diện tích khu vực biển chấp thuận cho sử dụng để đo gió, khảo sát địa chất, địa hình, đánh giá tác động môi trường trên biển là bao nhiêu ha trên 1 MW công suất dự kiến đối với từng khu vực biển (mỗi vùng biển sẽ có quy định khác nhau khi tốc độ gió, mật độ gió, công suất tua bin, điều kiện địa chất, địa hình biển khác nhau).

Cũng chưa có quy định công suất điện gió tối đa cho 1 dự án là bao nhiêu, chẳng hạn 500 MW, 1.000 MW hay 2.000 MW… để vừa đảm bảo khuyến khích nhà đầu tư tham gia dự án, vừa đảm bảo cân đối hệ thống truyền tải điện.

Ngoài ra, cũng chưa có quy định công suất dự kiến để khảo sát là bao nhiêu MW trong từng thời kỳ quy hoạch cho phù hợp với tổng công suất điện gió ngoài khơi lũy kế đến năm 2030 được xác định khi Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) được phê duyệt.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho hay, hiện chưa có tiêu chí lựa chọn nhà phát triển dự án có kinh nghiệm, năng lực và có cam kết rõ ràng về tiến độ, chất lượng khảo sát điện gió ngoài khơi. Chưa có quy hoạch các vùng biển có tiềm năng và khả năng phát triển điện gió.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*