Góc nhìn CTCK: Cần lưu ý “bẫy tăng giá”, rủi ro quay lại nhịp điều chỉnh vẫn hiện hữu

Góc nhìn CTCK: Cần lưu ý bẫy tăng giá, rủi ro quay lại nhịp điều chỉnh vẫn hiện hữu - Ảnh 1.

Sau xu hướng giảm điểm trước đó, VN-Index có phiên hồi phục thứ 2 liên tiếp với thanh khoản giảm nhẹ, thể hiện lực cầu có phần do dự và thận trọng của nhà đầu tư. Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 10,09 điểm (+0,96%) lên 1.058,29 điểm. Thanh khoản trên HoSE giảm 13% so với phiên trước với giá trị khớp lệnh 6.884 tỷ đồng.

Nhận định về diễn biến thị trường phiên kế tiếp, hầu hết các CTCK đều đưa ra quan điểm tương đối thận trọng.

Góc nhìn CTCK: Cần lưu ý bẫy tăng giá, rủi ro quay lại nhịp điều chỉnh vẫn hiện hữu - Ảnh 2.

Rủi ro ngắn hạn ở mức cao

Chứng khoán Yuanta 

Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index sẽ biến động quanh đường trung bình 50 phiên. Rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao, nhưng điểm tích cực là chỉ số VN-Index vẫn giữ được mức hỗ trợ 1.037 điểm. Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng, nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, trên quan điểm thận trọng, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tạm dừng bán và quan sát thị trường. Đồng thời, nếu nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao thì có thể xem xét mua mới với tỷ trọng thấp đối với các cổ phiếu đã xác nhận xu hướng tăng ngắn hạn.

Việc hồi phục thiếu thanh khoản tạo rủi ro “bẫy tăng giá”

Chứng khoán DSC

Sắc xanh luôn thể hiện tâm lý thị trường đang tốt dần, song đà tăng chưa đủ thuyết phục khi thị trường ở trạng thái tăng tiết cung. Ý nghĩa: bên bán không chủ động gây áp lực khi thị trường chớm tích cực – điểm giao cung và cầu chưa xuất hiện. Trạng thái hồi phục

thiếu thanh khoản tạo nên rủi ro “ bẫy tăng giá ” ở phía sau. Trong ngắn hạn, mục tiêu cho đà hồi phục tại mốc 1.080 điểm; nền hỗ trợ khi gặp áp lực bán quanh 1.050 điểm.

Vị thế quanh mốc 1.050 điểm trở thành điểm giao xu hướng trong ngắn hạn; với động lượng thanh khoản yếu, đà tăng điểm tạo tâm lý

tích cực cho thị trường chứ chưa hẳn là tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy. Nhịp rung lắc quanh mốc 1.050 điểm phù hợp để NĐT gia tăng tỷ trọng cổ phiếu phía sau.

Hạ tỷ trọng tại các nhịp hồi

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Áp lực bán suy yếu kết hợp với lực mua chủ động gia tăng đã giúp chỉ số mở rộng đà hồi phục và thử thách lại ngưỡng cản quanh 1.055-1.060. Mặc dù vậy, trạng thái thị trường vẫn chưa có nhiều thay đổi và rủi ro quay lại nhịp điều chỉnh tiếp tục hiện hữu nếu VN-Index không sớm vượt MA20, tương ứng với vùng kháng cự quanh 1.07x. NĐT được khuyến nghị bán hạ tỷ trọng trading trong các nhịp hồi sớm.

Áp lực bán ngắn hạn dần hạ nhiệt

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Với việc 2 chỉ báo RSI và MACD trên khung đồ thị ngày cũng đồng loạt có dấu hiệu tạo đáy và hướng lên, áp lực bán của thị trường ngắn hạn cũng dần hạ nhiệt. Với kịch bản tích cực, thị trường có thể sẽ tìm thấy điểm cân bằng trong ngắn hạn quanh mốc 1.040 – 1.060 điểm trước khi có nhịp phục hồi dài hơi hơn.

Ngược lại, nếu áp lực bán mạnh bất ngờ quay trở lại, việc VN-Index tiếp tục giảm điểm về đáy cũ quanh 980 – 1.000 điểm là vẫn cần được tính đến mặc dù xác suất không cao. VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư trong ngắn hạn có thể chủ động giao dịch T+ với các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền như dầu khí, đầu tư công với tỷ trọng cổ phiếu hợp lý từ 15 – 20% tài khoản.

Lực cung gia tăng khi chỉ số tiến sát vùng 1.065 điểm

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Thị trường vẫn còn quán tính hồi phục, tuy nhiên cần lưu ý áp lực cung sẽ gia tăng đáng kể khi VN-Index tiến gần đến vùng 1.065 điểm. Do đó, nhà đầu tư cần chú ý quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá trạng thái thị trường, tạm thời nên tránh mua đuổi và trạng thái quá mua. Hơn nữa, có thể tận dụng nhịp hồi hiện tại để cơ cấu theo hướng giảm thiểu rủi ro cho danh mục.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*