TikTok đã cực kỳ khôn khéo với 3 đối sách “lách luật” khi vào thị trường Mỹ, dẫu muốn cấm cũng khó

TIN MỚI

    TikTok đã cực kỳ khôn khéo với 3 đối sách "lách luật" khi vào thị trường Mỹ, dẫu muốn cấm cũng khó - Ảnh 1.

    TikTok đã làm dấy lên mối lo ngại về an toàn dữ liệu người dùng cho chính phủ của nhiều quốc gia. Cách đây vài năm, TikTok đã bị chặn hoàn toàn tại Ấn Độ. Gần đây, Mỹ là quốc gia tiếp theo cân nhắc việc cấm TikTok. Nhiều trường học Mỹ đã bắt đầu chặn TikTok trong wi-fi nội bộ. Một số thiết bị của chính phủ Mỹ không thể truy cập được TikTok. Vào tháng 3 năm 2023, CEO của TikTok cũng đã bị “quay như chong chóng” trong phiên điều trần trước quốc hội Mỹ.

    TikTok vốn không che giấu việc mình thu thập thông tin và có liệt kê công khai những gì được thu thập, ví dụ như loại thiết bị, địa chỉ IP, vị trí của người dùng, thậm chí cả các dữ liệu sinh trắc như khuôn mặt và giọng nói. Nhìn chung, những dữ liệu TikTok thu thập cũng không khác gì Facebook, Google hay thậm chí Apple là mấy. Nhưng vì là một công ty công nghệ đến từ nước khác, TikTok được chính phủ Mỹ chú ý nhiều hơn. Tuy vậy, TikTok đến nay vẫn chưa bị cấm chính thức tại nước này, có thể nói là nhờ một kế hoạch khôn khéo bao gồm ba bước dưới đây.

    Bước một: Xây dựng mạng lưới từ các “cây nhỏ”

    Cách đây vài năm khi bắt đầu xâm nhập thị trường Mỹ, TikTok phải phụ thuộc và sống nhờ vào các nhà sáng tạo nội dung Mỹ, khán giả Mỹ và quan trọng nhất là chủ nghĩa tiêu dùng của Mỹ. Qua đó, chính phủ Mỹ có nhiều quyền lực hơn với TikTok. Nhưng ngày nay, tình thế đã xoay chuyển và bên “nắm đằng chuôi” gần như là TikTok.

    Tháng 6 năm 2020, nền tảng này tung ra TikTok Ads (Quảng cáo TikTok) tại Mỹ. Mặc dù khối lượng quảng cáo trên TikTok tại Mỹ chưa nhiều và chưa có sự tham gia của nhiều hãng lớn nhưng những người bán lẻ và cửa hàng thương mại điện tử vừa và nhỏ ở nước này đã tận dụng nó tích cực và đạt được doanh thu đáng kể.

    TikTok kỳ vọng đạt doanh thu 8,75 tỉ USD trong năm nay và 11 tỉ USD chỉ riêng tại thị trường Mỹ. Nhưng con số này chỉ bằng 10% tổng doanh thu của ByteDance, công ty mẹ của TikTok, trên toàn cầu ở mọi lĩnh vực. Năm 2022, ByteDance đạt tổng doanh thu 80 tỉ USD. ByteDance không nỡ để mất TikTok ở Mỹ nhưng cũng không cần khăng khăng lệ thuộc vào nguồn doanh thu này.

    TikTok đã cực kỳ khôn khéo với 3 đối sách "lách luật" khi vào thị trường Mỹ, dẫu muốn cấm cũng khó - Ảnh 2.

    TikTok đã xây dựng được một nền kinh tế mạng xã hội nhộn nhịp tại Mỹ. ByteDance có “lá chắn” đầu tiên bằng cách lập luận rằng việc cấm TikTok sẽ làm tổn hại đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Bước hai: Tạo tầm ảnh hưởng nhờ “bóng cây lớn”

    Để được bênh vực trước quốc hội Mỹ, ByteDance đã sử dụng rất nhiều tài lực, không phải để trực tiếp đi vận động hành lang mà là để bắt tay với các bên trung gian lớn.

    TikTok đã hợp tác với Oracle – một công ty công nghệ lớn của Mỹ – vào năm 2022 để lưu trữ toàn bộ dữ liệu người dùng Mỹ tại công ty này. Mới đây, TikTok còn mua dịch vụ đám mây của Google với giá 800 triệu USD. Nền tảng này còn hợp tác với Microsoft trong một dự án về AI. Hiện tại, TikTok còn đang tích hợp Shopify vào nền tảng của mình.

    TikTok đã cực kỳ khôn khéo với 3 đối sách "lách luật" khi vào thị trường Mỹ, dẫu muốn cấm cũng khó - Ảnh 3.

    Những cái bắt tay này giúp TikTok đạt được hai mục tiêu. Thứ nhất, các công ty công nghệ lớn này có thể “làm chứng” cho TikTok rằng dữ liệu người dùng đang được lưu trữ đúng quy định và không được sử dụng cho mục đích đáng ngờ. Thứ hai, họ có thể thuyết phục quốc hội “nhẹ tay” hơn với TikTok vì đây là một “đối tác lớn” của họ.

    Đến đây, TikTok có thêm “lá chắn” thứ hai, rằng công ty đang hỗ trợ cả các doanh nghiệp lớn của Mỹ, giúp Mỹ phát triển các công nghệ quan trọng như là AI.

    Bước ba: “Cắm rễ sâu” trên thị trường lao động

    Gần đây, các công ty công nghệ lớn đã thực hiện nhiều đợt sa thải hàng loạt lên tới hàng chục nghìn người. ByteDance cũng thế nhưng chủ yếu là thực hiện ở Trung Quốc. Còn ở Mỹ, họ không chỉ duy trì số lượng nhân viên như cũ mà hiện tại còn đang tuyển thêm hơn 3.400 vị trí mới với mức lương cực kỳ hấp dẫn và tiêu chuẩn dễ dãi. Chỉ tính riêng trên nền tảng LinkedIn, hiện tại TikTok đã đăng tuyển hơn 2.000 vị trí.

    Vị trí Data Scientist ở TikTok chỉ yêu cầu ba năm kinh nghiệm, mức lương năm có thể lên tới 240.000 USD. Trong khi ở Google, con số này chỉ rơi vào khoảng 180.000 USD. Với các vị trí quản lý, TikTok sẵn sàng trả từ 400.000 USD/năm, cao hơn 90.000 USD so với Google.

    TikTok đã cực kỳ khôn khéo với 3 đối sách "lách luật" khi vào thị trường Mỹ, dẫu muốn cấm cũng khó - Ảnh 4.

    2.015 kết quả cho các vị trí tuyển dụng của TikTok trên LinkedIn tại Mỹ.

    TikTok có thể trả cho nhân viên ở Trung Quốc với mức lương chỉ bằng một phần mười và kỳ vọng họ làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối suốt sáu ngày một tuần nhờ “văn hóa 996”. Nhưng không, công ty này sẵn sàng sa thải hàng loạt ở quê nhà để giữ lại gần 7.000 nhân viên bên Mỹ với cái giá đắt gấp mười. Dự kiến, TikTok sẽ tuyển thêm để đạt tới con số 10.000 nhân viên ở Mỹ. Nếu quốc hội Mỹ muốn cấm TikTok, công ty có thể dựa vào lý do “đang tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người với mức lương tốt gấp rưỡi, gấp đôi Google” để tự vệ. Đây được coi là “con át chủ bài” của TikTok.

    TikTok đã cực kỳ khôn khéo với 3 đối sách "lách luật" khi vào thị trường Mỹ, dẫu muốn cấm cũng khó - Ảnh 5.

    Với những bước đi nhằm ăn sâu vào thị trường Mỹ như trên, chính phủ nước này có muốn cấm TikTok cũng rất khó, thậm chí còn có thể vấp phải sự phản đối từ nhiều nhóm người.

    Tham khảo từ: Logically Answered

    Hãng TMĐT đang làm mưa làm gió Temu vội chuyển trụ sở chính khỏi Trung Quốc, lo sợ bị Mỹ nhắm đến như Tiktok

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *