VN-Index vượt 1.100 điểm, nhà đầu tư chứng khoán lại vỡ oà sung sướng

TIN MỚI

    Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên giao dịch bùng nổ đầy bất ngờ. Dòng tiền đột ngột đổ vào thị trường đầu giờ chiều kéo hàng loạt cổ phiếu từ vùng giá đỏ đảo chiều bứt phá mạnh. VN-Index tăng hơn 33 điểm qua đó đóng cửa cao nhất phiên tại mức 1.113,43 điểm với thanh khoản khớp lệnh trên HoSE nhảy vọt lên hơn 17.000 tỷ đồng.

    VN-Index vượt 1.100 điểm, nhà đầu tư chứng khoán lại vỡ oà sung sướng - Ảnh 1.

    Phiên bứt phá hơn 3% đưa VN-Index lọt vào top các chỉ số tăng mạnh nhất thế giới trong ngày 8/11. Chẳng cần nói cũng có thể hình dung nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam vui mừng như thế nào khi thị trường một lần nữa vượt 1.100 điểm bởi chỉ hơn một tuần trước nỗi lo thủng 1.000 vẫn còn bao trùm. Một số chuyên gia, “KoL” về chứng khoán còn đăng đàn hô “rút quân” chờ đáy 2 khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ thêm phần lo lắng.

    Thế nhưng, một thứ đã thay đổi chóng mặt. Không khí rộn ràng đã trở lại trên khắp các mạng xã hội, diễn đàn, đội nhóm về chứng khoán. Người người lại khoe lãi, nhà nhà ăn mừng bắt đáy thành công. Các “broker” cũng không quên nhắn gửi lời chúc mừng đến các khách hàng với cú pháp quen thuộc “chúc mừng anh chị đã mua theo đúng khuyến nghị của em”. Không quá khi nói rằng nhà đầu tư chứng khoán vỡ oà sung sướng khi tâm lý đã được giải toả rõ rệt sau phiên vừa qua.

    Tăng đương nhiên vui nhưng nhà đầu tư vẫn nên giữ đôi chân trên mặt đất. Thực tế, đây đã là lần thứ 5 VN-Index đảo qua mốc 1.100 điểm kể từ đầu năm 2023. Nếu nhìn xa hơn về quá khứ, chỉ số chính của chứng khoán Việt Nam đã rất nhiều lần vượt ngưỡng tâm lý này cùng những kỳ vọng vào một con sóng lớn nhưng sau đó lại đem đến nỗi thất vọng.

    Nhìn chung, rất khó để khẳng định chắc chắn về bất kỳ một xu hướng nào bởi thị trường chứng khoán luôn tiềm ẩn những biến số khó lường, đặc biệt với một thị trường cận biên như Việt Nam. Tuy nhiên, đang có một số tín hiệu tích cực có thể cùng cố niềm tin của nhà đầu tư chứng khoán thời gian tới.

    Đầu tiên là từ bên ngoài khi diễn biến gần đây của USD Index và lợi suất trái phiếu Mỹ đang có chiều hướng thuận lợi cho không chỉ thị trường chứng khoán Mỹ mà với cả các thị trường tài chính toàn cầu.

    Theo SGI Capital, dòng vốn đầu tư trong ngắn hạn có thể sẽ tích cực hơn với các thị trường mới nổi và cận biên như Việt Nam sau giai đoạn rút ròng mạnh nhiều tháng qua.

    Quỹ đầu tư cho rằng khi khối ngoại giảm áp lực bán ròng, dòng tiền sẽ quay lại tìm kiếm cơ hội trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ tâm lý nhà đầu tư được giải toả lo lắng về lãi suất và tỷ giá, định giá đã bước vào vùng rẻ so với lịch sử, và kỳ vọng phục hồi kinh tế hiện thực hơn khi lãi suất thấp sẽ dần tác động tích cực lên tổng cầu.

    Về nội tại của thị trường, chứng khoán Việt Nam cũng đã bước qua mùa báo cáo tài chính quý 3 với tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ước tính giảm ở mức một chữ số. Sự sụt giảm cũng đã phần nào được phán ánh lên diễn biến trong nhịp điều chỉnh vừa qua. Thêm nữa, đà suy giảm lợi nhuận đã chậm lại được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ sở cho sự phân hóa và hồi phục dần từ quý 4 và 2024.

    Định giá thị trường cũng đã mềm hơn sau nhịp điều chỉnh mạnh trước đó cũng sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực thời gian tới. P/E của VN-Index hiện đang ở quanh mức 13,x thấp hơn nhiều so với mức gần 15 tại vùng đỉnh một năm. Nhiều cổ phiếu đã chiết khấu sâu hàng chục %, thậm chí một số Bluechips còn rơi về vùng đáy dài hạn có thể sẽ kích hoạt dòng tiền bắt đáy nhập cuộc.

    VN-Index vượt 1.100 điểm, nhà đầu tư chứng khoán lại vỡ oà sung sướng - Ảnh 2.

    Ngoài ra, thị trường còn đang chờ đợi một số thông tin tích cực như việc đưa hệ thống KRX chính thức vận hành, dự kiến vào cuối năm nay. Đây là một bước quan trọng trong tiến trình hoàn thiện các chỉ tiêu nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi trong tương lai. Điều này được kỳ vọng sẽ thu hút dòng vốn ngoại sớm trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngắn hạn vẫn phải đối mặt với một số cơn gió ngược đặc biệt là áp lực bán ròng từ khối ngoại. Các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài dù đang có dấu hiệu lắng xuống nhưng chưa có gì chắc chắn sẽ tiếp tục thuận lợi, đặc biệt là những động thái của Fed trong chính sách tiền tệ. Vì thế, cẩn trọng không bao giờ thừa dẫu biết là “mưa đến đâu mát mặt đến đó”.

    Chứng khoán bất ngờ bứt phá 33 điểm trong phiên 8/11 với thanh khoản tăng vọt, điều gì đang diễn ra?

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *