Volume trong MT4

Volume trong MT4 là gì? Có thể sử dụng Volume để giao dịch Forex tốt hơn được không?

Cũng giống như các thị trường tài chính chính quy khác như chứng khoán hay futures, trong forex chúng ta cũng có volume – hiểu nôm na là khối lượng giao dịch của sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên, Volume trong Forex có thực sự chỉ khối lượng giao dịch hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Volume trong Forex là gì?

Volume trong Forex là Tick Volume, tức là số lần nhảy giá trong một khoảng thời gian xác định nào đó của một sản phẩm forex nào đó. Ví dụ như trong 1 cây nến ở khung thời gian 5 phút có 15 lần giá thay đổi thì Volume của nó sẽ là 15

Sở dĩ volume trong forex khác volume trong chứng khoán vì các sàn chứng khoán có hình thức giao dịch tập trung, có một trung tâm để nắm giữ dữ liệu chung, từ đó có số liệu chính xác về số lượng 1 mã chứng khoán nào đó được giao dịch. Tuy nhiên, đối với forex, không có bất kỳ một sàn giao dịch nào đóng vai trò trung tâm như vậy cả, vì vậy, số liệu ở mỗi nhà cái hoặc mỗi broker là khác nhau. HÌnh thức này gọi là giao dịch OTC (Over The Counter).

Có cách nào để lấy số liệu về khối lượng giao dịch chính xác của forex không?

Câu trả lời là không thể. Trừ khi forex được giao dịch trên sàn tập trung như chứng khoán, còn nếu không, không có cách nào lấy được khối lượng giao dịch thực của một cặp tiền hay vàng trên thị trường forex được.

Có thể sử dụng Volume trong forex để tăng hiệu quả của việc trading được không?

Câu trả lời là tùy “niềm tin” và cách anh em sử dụng nó. 

Tick volume của forex vốn thể hiện mức độ “náo nhiệt” của một khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên nó lại không thể phản ánh được khối lượng thật của sản phẩm được giao dịch tại thời điểm đó. Ví dụ trong khoảng thời gian đó, giá chỉ nhảy có 2 lần, tức 2 tick, nhưng để nhảy được 2 tick đó thì biết đâu khối lượng giao dịch phải rất lớn; ngược lại, khoảng thời gian tiếp theo giá nhảy 10 tick, nhưng lại là 10 giao dịch nhỏ, thì khối lượng giao dịch thật sự tính ra lại không lớn. Trong trường hợp 1, giá nhảy ít tick nhưng khối lượng giao dịch lớn; trường hợp 2, giá nhảy nhiều tick nhưng khối lượng giao dịch nhỏ. Đó là điều mà tick volume còn nhiều thiếu sót so với volume thật.

Ở chiều ngược lại, cách đây vài năm, Fxstreet có một bài viết (tôi nhớ không nhầm là vào năm 2011 nhưng search hoài chưa ra) về việc tick volume của forex có tương quan thuận chiều lên đến tầm 90% so với volume thật. Điều này có nghĩa là khi khối lượng giao dịch trên thị trường tại một thời điểm tăng lên cao thì độ biến động của thị trường – tick volume – cũng tăng lên theo. Bài viết đó kết luận là có thể sử dụng tick volume trong forex tương tự như volume – khối lượng giao dịch – của thị trường chứng khoán hoặc futures.

Hiện nay, cũng có nhiều Trader trên thế giới sử dụng volume trong forex và trade khá hiệu quả (theo lời của họ) bằng cách phương pháp như VSA (Volume Spread Analysis) hay VPA (Volume Price Analysis). Đây đều là các phương pháp trading hấp dẫn, giúp đọc thị trường khá tốt.

Vậy Volume trong Forex cơ bản có thể dùng làm gì?

Nếu sử dụng một cách cơ bản, volume trong forex có thể dùng trong các việc như sau

1. Dùng để xác nhận xu hướng

Trong một xu hướng tăng chủ đạo thì Volume tăng dần và giai đoạn giảm điều chỉnh sẽ có volume giảm dần. Ngược lại, trong một xu hướng giảm chủ đạo thì có volume tăng dần và giai đoạn tăng điều chỉnh sẽ có volume giảm dần. Cụ thể hơn, volume giai đoạn nào tăng thì giúp xác định đó là xu hướng chính, còn giai đoạn nào giảm thì có thể chỉ là 1 giai đoạn hồi của xu hướng trước đó mà thôi

2. Xác nhận breakout thành công
Khi breakout xảy ra tại một vùng hỗ trợ, kháng cự hay trendline nào đó mà đi kèm với 1 nến lớn và volume cao thì khả năng đây là một breakout thành công trở nên rõ ràng hơn.

Kết luận

Tôi xin lặp lại 1 câu thường dùng “Vũ khí tốt hay không ở người dùng”. Anh em trước khi đem vào trade real thì hãy dùng google search nát internet đi. xem các cao thủ trade kiểu gì với volume trong forex, xem người đi trước nhận định nó ra sao, sau đó mới áp dụng vào demo, backtest các kiểu trước khi trade real. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng như vậy giúp chúng ta hạn chế rủi ro tiền bạc đến mức tối đa có thể

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*