Khi Thượng Hải vẫn đang phong tỏa, nhiều người trong số 25 triệu dân nhận thấy rằng việc mua sắm thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày trở thành một vấn đề khó khăn mà tiền bạc không thể giải quyết được. Để khắc phục những khó khăn đó, họ phải trao đổi với hàng xóm từ kem sang rau, hay rượu đổi lấy bánh.
Nhiều cửa hàng ở Thượng Hải không có đủ hàng hóa để cung cấp cho người dân, khi hệ thống logistics vào thành phố này bị tắc nghẽn. Hơn nữa, nguyên nhân cũng đến từ việc số người giao hàng quá ít, không thể đáp ứng được nhu cầu của quá nhiều người đang không được ra khỏi nhà. Những yêu cầu hạn chế gắt gao ở Thượng Hải nhằm mục đích chống dịch hiện đã được thực hiện ở tuần thứ 3.
Với tình trạng khan hiếm đang diễn ra phổ biến, thì việc trao đổi hàng hóa đã trở thành một cách thức quan trọng với nhiều người dân địa phương. Kevin Lin – một thợ cắt tóc 26 tuổi, đã chuyển sang trao đổi đồ với những người hàng xóm, sau khi anh và bạn cùng phòng hết sạch thức ăn.
Lin đăng tải trong một nhóm trò chuyện cửa cư dân khu anh sống trên WeChat: “Tôi đã mua rất nhiều khăn giây trước thời điểm phong tỏa. Tôi muốn đổi vài bịch giấy ăn để lấy đồ ăn”. Chỉ trong vòng 5 phút, 3 người hàng xóm của Lin đã phản hồi và nói rằng họ có 3 loại mì khác nhau, từ bò kho cho đến mì cay Tứ Xuyên.
Những cuộc trao đổi như vậy gần như đều được thực hiện trên mạng xã hội, chủ yếu là WeChat. Sau khi đồng ý với thỏa thuận, một người sẽ đặt mặt hàng mà họ đã thống nhất với nhau trước cửa nhà người kia.
Những loại thực phẩm được “săn lùng” nhiều trong thời gian phong tỏa là trái cây tươi và rau củ. Những loại hàng hóa này lại rất khó mua từ các cửa hàng tạp hóa online do nguồn cung không ổn định và nhu cầu tăng cao. Các mặt hàng khác có nhu cầu cao đó là tã giấy và sữa bột trẻ em.
Amanda Wu – một giám đốc đầu tư tại Thượng Hải, có con nhỏ 12 tháng tuổi. Chị gần đây đã trao đổi 3 hộp sữa bột trẻ em đã mua trước khi phong tỏa cho một người hàng xóm để lấy rau và sữa chua.
Wu chia sẻ: “Cô ấy hỏi là liệu chúng tôi có cần rau và sữa chua không, vì cô ấy vừa nhận được một số đồ cần thiết nhờ một giao dịch trao đổi số lượng lớn và đặt được hàng trên hệ thống online. Tôi rất vui mừng với điều đó, vì 2 ngày qua không mua được bất kỳ loại thực phẩm tươi sống nào.”
Song, một thứ mà mọi người sẽ hiếm khi chấp nhận khi đổi lấy đồ dùng thiết yếu đó là tiền mặt. Nhiều người cho biết họ thà đưa hàng miễn phí cho ai đó hơn là lấy tiền. Tiền mặt dường như không hữu ích lắm trong hoàn cảnh hiện tại của họ.
Stefanie Ge trao đổi đồ với hàng xóm.
Stefanie Ge – chủ một công ty sáng tạo nội dung nhỏ ở Thượng Hải, cho biết: “Theo một cách nào đó, tiền mặt đã giảm giá trị.” Cô cũng nói mình đang kinh doanh mọi thứ, từ giăm bông, bia cho đến trái cây và đồ tráng miệng.
Sharon Cai – một kế toán đang sống tại quận Pudong, cũng có suy nghĩ như vậy. Chị nói rằng, việc trao đổi với những người khác trong cùng tòa đã giúp chị có ý thức về cộng động. Chị đã tự làm bánh mì để bán, sau đó đổi lấy cà rốt và tỏi.
Cai chia sẻ: “Covid đã mang đến cho chúng tôi nhiều trả nghiệm ‘khó đỡ’, nhưng ít nhất có một điều khiến tôi hạnh phúc. Việc trao đổi này giúp tôi cảm nhận được tình làng nghĩa xóm.”
Tham khảo Bloomberg
https://babfx.com/dan-thuong-hai-truoc-canh-tien-khong-mua-duoc-moi-thu-vi-3-tuan-phong-toa-giau-den-may-cung-chang-co-rau-cu-de-an-20220414152952485.chn
Để lại một phản hồi