Hà Tĩnh đeo bám tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các địa phương có tuyến cao tốc Bắc – Nam đi qua địa bàn tuyệt đối không để xây dựng, cơi nới các công trình để chờ đền bù; người đứng đầu xã, huyện phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép trong phạm vi dự án.

Theo ông Võ Trọng Hải, Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc của địa phương đang triển khai thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đoạn Bãi Vọt – Kỳ Anh, tổ chức rà soát các nội dung phục vụ công tác chuẩn bị triển khai dự án.

Xây mới 14 khu tái định cư

Đặt mục tiêu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11/2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023, Hà Tĩnh đang gấp rút gấp rút triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam đoạn Bãi Vọt – Kỳ Anh.

Hà Tĩnh đặt mục tiêu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11/2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023
Hà Tĩnh đặt mục tiêu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11/2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023

Cụ thể, Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa bàn Hà Tĩnh gồm có 4 dự án thành phần, được thực hiện qua 2 giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2025.

Theo lãnh đạo Hà Tĩnh, trong giai đoạn 2017-2020, dự án thành phần Diễn Châu – Bãi Vọt với chiều dài đoạn tuyến qua huyện Đức Thọ là 4,84 km. Tới thời điểm này, Hà Tĩnh đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng cũng như các công việc liên quan và bàn giao cho chủ đầu tư triển khai.

Ở giai đoạn 2021-2025, có 3 dự án thành phần đi qua Hà Tĩnh với tổng chiều dài 102,5 km (gồm đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi dài 34,5 km; đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng dài 55 km; đoạn Vũng Áng – Bùng dài 58 km, trong đó, đoạn qua Hà Tĩnh dài 13 km) đi qua địa bàn 6 huyện, thị xã là: Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và TX Kỳ Anh. Tổng mức đầu tư của 3 dự án thành phần này là 20.230 tỷ đồng. Khi hoàn thành, tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Hà Tĩnh sẽ có 6 làn xe với vận tốc thiết kế từ 100 – 120 km/h.

Theo tính toán của các ngành chức năng tỉnh này, để triển khai Dự án đoạn Bãi Vọt – Vũng Áng, Hà Tĩnh có khoảng 900 ha đất bị ảnh hưởng, di dời 600 hộ dân, 950 ngôi mộ, xây dựng mới 14 khu tái định cư, chuyển mục đích sử dụng 30,81 ha đất rừng phòng hộ, 144,65 ha đất rừng sản xuất; 355,4 ha đất trồng lúa 2 vụ trở lên. Kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ước tính 3.900 tỷ đồng.

Theo Ban chỉ đạo triển khai giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Bắc-Nam tỉnh Hà Tĩnh, hiện các địa phương liên quan dự án đã thành lập hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng, tiếp nhận hồ sơ, mốc giải phóng mặt bằng thực địa giai đoạn 1 của dự án để kiểm đếm, xác định nhu cầu về tái định cư, di dời nghĩa trang, di dời đường điện, viễn thông và các công trình khác.

Đồng thời, tiến hành rà soát quỹ đất của địa phương, trên cơ sở các quy hoạch liên quan, đề xuất các khu tái định cư phục vụ công tác GPMB dự án.

Chuyển đổi hơn 100 ha đất rừng phục vụ Dự án

Theo rà soát của đơn vị tư vấn giám sát (Bộ Giao thông – Vận tải), để phục vụ thi công dự án đoạn qua Hà Tĩnh thì nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng tại 3 dự án thành phần là 100,85 ha (3,32 ha rừng tự nhiên và 97,53 ha rừng trồng).

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các địa phương có tuyến cao tốc Bắc - Nam đi qua địa bàn tuyệt đối không để xây dựng, cơi nới các công trình để chờ đền bù; người đứng đầu xã, huyện phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép trong phạm vi Dự án.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các địa phương có tuyến cao tốc Bắc – Nam đi qua địa bàn tuyệt đối không để xây dựng, cơi nới các công trình để chờ đền bù; người đứng đầu xã, huyện phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép trong phạm vi dự án.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh Nguyễn Văn Việt cho hay, kết quả kiểm tra cho thấy nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng ở Hà Tĩnh để thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam nhánh phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đoạn qua tỉnh là hơn 100 ha.

Cụ thể, đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi cần chuyển đổi 2,23 ha đất rừng tại xã Quang Lộc (Can Lộc). Đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng cần chuyển đổi 59,42 ha đất rừng tại các xã Cẩm Quan, Cẩm Hưng, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên) và Kỳ Phong, Kỳ Trung, Kỳ Văn, Kỳ Tân (Kỳ Anh). Đoạn Vũng Áng – Bùng cần chuyển đổi 39,2 ha đất rừng tại xã Kỳ Hoa (thị xã Kỳ Anh).

“Đơn vị đã báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ, đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang thực hiện dự án cho tỉnh. Hiện nay, UBND tỉnh cũng đã có hồ sơ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Chính phủ phê duyệt” – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Việt thông tin.

Để đảm bảo tiến độ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã có chỉ đạo, các địa phương thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng; kiểm đếm sơ bộ khối lượng giải phóng mặt bằng, tái định cư và tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân không xây dựng công trình, vật kiến trúc, trồng cây lâu năm trong phạm vi hướng tuyến cũng như thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng, thường xuyên kiểm tra, tuần tra, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.

Đồng thời, UBND tỉnh giao Sở Giao thông – Vận tải tham mưu UBND tỉnh văn bản giao nhiệm vụ chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng cho các huyện, thị xã có tuyến cao tốc đi qua.

Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn cho các địa phương về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, xác định các bãi đổ chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*