Nữ môi giới quản lý 1.800 tài khoản khách hàng: Khi VN-Index 1500 điểm rất khó tìm mã có lợi nhuận lớn hơn 50%, nhưng thị trường hiện tại cơ hội nhân đôi rất nhiều

Hơn 12 năm làm môi giới tại một công ty chứng khoán top 3 thị phần môi giới, Hoàng Thanh Trang đã leo lên top 1 vị trí môi giới có doanh số lớn nhất, quản lý 1.800 khách hàng và thu nhập khiến nhiều người mơ ước. Đối mặt với áp lực của thị trường, của khách hàng, nhưng trên Facebook cá nhân, chị vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan và tin rằng, chỉ cần lạc quan sẽ nhìn ra được cơ hội trong khủng hoảng.

Cơ duyên gì đã đưa chị Trang đến với nghề chứng khoán, tại sao chị lại gắn bó với nghề này?

Tôi đến với chứng khoán là nghề chọn người. Hồi mới ra trường thì Viettel rất hot, tôi thi viết cả Viettel và Vndirect đều đỗ, định chờ vào Viettel, mà đến vòng phỏng vấn trượt nên tôi chọn Vndirect.

Vậy mà càng làm càng say và gắn bó với nghề, tôi đã làm Môi giới tại VNDS hơn 12 năm, hiện tại đã chuyển sang làm Giám đốc kinh doanh cao cấp mảng Môi giới và Tư vấn chứng khoán tại CTCK VPBank Securities.

Chị Trang có thể kể về kinh nghiệm sâu sắc nhất trong qúa trình làm môi giới của mình không?

Kỷ niệm sâu sắc nhất trong qúa trình làm môi giới là thời điểm 3 tháng thử việc tôi đã không đủ chỉ tiêu, nên khá thất vọng, vì bản thân mình chưa làm nghề sale bao giờ, cũng không được ai dẫn dắt chỉ đường nên lọ mọ từ kiến thức đến cách làm việc, mất khá nhiều thời gian ban đầu để biết việc.

Nên giờ khi tuyển dụng, tôi không có khái niệm nhìn vào thành tích quá khứ để đánh giá một Môi giới, tôi tin rằng chỉ cần có tinh thần tích cực, cầu tiến, nỗ lực học hỏi và chăm chỉ, tôi sẽ hướng dẫn và đào tạo cho các bạn môi giới trẻ cách đi đúng, sẽ rút ngắn hơn thời gian lọ mọ sai đường mà không hiệu quả.

Nữ môi giới quản lý 1.800 tài khoản khách hàng: Khi VN-Index 1500 điểm rất khó tìm mã có lợi nhuận lớn hơn 50%, nhưng thị trường hiện tại cơ hội nhân đôi rất nhiều - Ảnh 1.

Chị đã bao giờ cháy tài khoản chưa?

Tôi có tự doanh cho bản thân và nhận cả uỷ thác của khách hàng.

Cháy tài khoản hoàn toàn thì chưa, nhưng cũng coi gần như là cháy. Hồi tôi mới ra trường, cũng là F0, lúc đó phong trào cổ phiếu đang hot, các cổ phiếu trên sàn đều có giá vài trăm nghìn đồng/cổ phiếu.

Lần đầu tiên mua cổ phiếu, được mẹ cho 30 triệu học chơi, tôi đã mua 100 cổ phiếu BMI giá 211.000 đồng/cp, đúng đỉnh và sau đó nó không bao giờ về lại giá đó nữa. Lúc đó vì không có kinh nghiệm, nhìn bảng điện tử cổ phiếu nào cũng có giá 300.000 -700.000 đồng/cp, tôi nghĩ đơn giản tưởng chọn cổ phiếu 211.000 đồng là rẻ, nên mua.

Chị chọn đối diện áp lực như thế nào khi tài khoản của khách bị cháy hoặc lúc thị trường giảm sâu như 2 tuần gần đây?

Khách hàng của tôi chưa ai bị cháy tài khoản cả, vì tôi không bao giờ khuyến nghị khách hàng dùng đòn bẩy quá cao mà luôn hướng dẫn cách quản trị rủi ro cho danh mục, không để hết trứng vào 1 rổ hay mua tất tay 1 mã cổ phiếu. Thay vào đó, tôi luôn hướng khách hàng chia danh mục mua ít nhất 3-5 mã cổ phiếu khác nhau, mỗi mã sẽ chia nhiều lần mua chứ không all in tại 1 nấc giá hay mua gấp thếp sẽ rất rủi ro.

Khi thị trường giảm sâu, bản thân tự doanh cũng có bị ảnh hưởng tâm lý, nhưng tôi biết cách để cân bằng lại bằng các hoạt động khác như múa, đọc sách, làm bánh, học ngoại ngữ… than thở với người có thể tin cậy cũng là cách cân bằng tâm lý rất hiệu quả.

Nữ môi giới quản lý 1.800 tài khoản khách hàng: Khi VN-Index 1500 điểm rất khó tìm mã có lợi nhuận lớn hơn 50%, nhưng thị trường hiện tại cơ hội nhân đôi rất nhiều - Ảnh 2.

Tâm lý cân bằng rất quan trọng, bạn nhìn thị trường sẽ khách quan hơn, sẽ nhìn thấy điểm tích cực, cơ hội trong lúc thị trường giảm, trong khi nhiều người khác thấy lo sợ. Khi môi giới có tâm lý cân bằng mới giúp khách hàng lên tinh thần, không sợ hãi như đa số đám đông khi có cơ hội thì “dám” mua vào, không bị vì sợ hãi mà cắt đúng đáy xong cổ phiếu lại tăng, rất đáng tiếc.

Tiêu chí chọn cổ phiếu của chị là gì? Làm thế nào để có thể lựa chọn cổ phiếu vượt trội so với thị trường?

Mỗi trường phái đầu tư đều sẽ có ưu nhược điểm riêng.

Đầu tiên tôi sẽ xét yếu tố vĩ mô, tuỳ từng giai đoạn thị trường sẽ có phương pháp đầu tư kết hợp các trường phái khác nhau để phân bổ dòng tiền và danh mục cho phù hợp.

Tệp khách hàng của tôi khá lớn, hơn 1800 khách hàng, nên sẽ có đa dạng khẩu vị đầu tư khác nhau.

Như giai đoạn rồi, tôi sẽ chọn cổ phiếu theo ngành lead sóng hoặc cổ phiếu lead sóng, cụ thể là những mã sẽ có dòng tiền khoẻ chảy vào, từ penny đến midcap và bluechip, không chê hay phân biệt cổ phiếu nào. Đó sẽ là những mã outstanding so với thị trường.

Tuy nhiên với sóng penny thì tôi luôn khuyến nghị khách hàng chỉ chia tỉ lệ thấp mua để quản trị rủi ro.

Nữ môi giới quản lý 1.800 tài khoản khách hàng: Khi VN-Index 1500 điểm rất khó tìm mã có lợi nhuận lớn hơn 50%, nhưng thị trường hiện tại cơ hội nhân đôi rất nhiều - Ảnh 3.

Có khi nào chị cảm thấy rõ ràng cổ phiếu mình phân tích cơ bản tốt nhưng dòng tiền không vào, giácổ phiếu không tăng, trong khi các cổ phiếu đầu cơ tăng ầm ầm, lúc đó chị hành động như thế nào?

Tuỳ theo từng giai đoạn thị trường, các nhóm cổ phiếu sẽ phản ứng khác nhau. Như giai đoạn vừa rồi, tôi không phân ra chọn mua chỉ cổ phiếu cơ bản tốt, vì thực tế là nhiều mã doanh nghiệp làm ăn cơ bản rất tốt, lợi nhuận cao, giảm một mạch rồi mãi không tăng lại nổi, ví dụ như HPG đợt ra báo cáo lãi 10.000 tỷ đồng/quý, giá cổ phiếu rơi thẳng từ 58 về 40.

Tôi chọn cổ phiếu theo dòng tiền vào. Sau đó mới đến tiêu chí cơ bản tốt hay không, có tiềm năng gì hay không.

Tôi cũng không chê cổ phiếu đầu cơ, vì có những giai đoạn đó là hàng sẽ cho lợi nhuận đột biến so với thị trường chung, có điều hướng khách hàng chỉ mua khi giá còn thấp, không mua đuổi khi giá đã cao, chia tỉ trọng hợp lý và hướng khách hàng nên “biết đủ” với những cổ phiếu loại này, không nên nghe hô hào các mốc quá cao như trên các diễn đàn, khi giá đã cao rồi thì nên bỏ qua, vì thị trường còn rất nhiều mã và cơ hội khác để lựa chọn.

Nữ môi giới quản lý 1.800 tài khoản khách hàng: Khi VN-Index 1500 điểm rất khó tìm mã có lợi nhuận lớn hơn 50%, nhưng thị trường hiện tại cơ hội nhân đôi rất nhiều - Ảnh 4.

Có những người hay trêu chị trên các diễn đàn là “Trang không lỗ”, vì chị luôn “khoe” danh mục của các khách hàng có lời khi một cổ phiếu nào đó tăng mạnh, những lúc như thế cảm nghĩ của chị là gì?

Tôi chỉ show tài khoản của tôi hoặc của khách hàng tin cậy đồng ý và uỷ thác hoàn toàn để tôi tự mua/ bán thôi.

Tôi cũng không biết ai đặt cho mình biệt danh đó, lúc đầu một số người bẻ lái theo nghĩa khác trêu cũng hơi bực mình, nhưng giờ thành biệt danh gắn luôn với tên Trang Hoàng rồi nên kệ thôi.

Để phù hợp với giai đoạn thị trường nhịp rồi, tôi chọn phương pháp đánh theo dòng tiền nên sẽ có mã outstanding với thị trường chung, và tôi cũng quan sát theo mua từ giá còn rất thấp nên nhiều cổ x2, x3 hay cá biệt có mã giữ hơn một năm còn x10 như HUT. Tôi mua cổ phiếu đó từ túc giá có 3.000 đồng/cp, nên lúc thị trường chung chỉnh 15-20%, nhiều người lỗ nhưng tôi vẫn lãi do mua được từ giá rất thấp ấy.

Nhìn nhận về làn sóng F0 ồ ạt vào TTCK 2 năm qua, cảm nghĩ của chị về cơ hội hay rủi ro về thị trường chứng khoán như thế nào?

Thời điểm nào thị trường cũng luôn có những nhà đầu tư F0, ai cũng đều phải từ F0 rồi mới thành F1,2 hay Fn, mình cũng vậy thôi. Chứng khoán là một trong những kênh đầu tư khá hiệu quả theo dài hạn, so với việc không biết đầu tư gì để tiền vào ngân hàng, không ăn thua so với tiền trượt giá. Khi có nhiều NĐT trong nước tham gia thì tôi thấy đây là dấu hiệu rất tốt (bản chất người dân Việt Nam tỉ lệ tham gia chứng khoán vẫn còn rất thấp so với các nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan…).

Khi dòng tiền trong nước lớn và ổn định thì thị trường chung sẽ không quá bị ảnh hưởng bởi yếu tố NĐT nước ngoài. Trước đây mỗi đợt ETF hay quỹ cơ cấu là nhà đầu tư lại nín thở xem màn trình diễn “pháo hoa” ATC, giá cổ phiếu có thể trần, rồi nhào lộn sàn và ngược lại. Hoặc khi nhà đầu tư nước ngoài do biến động ngoại cảnh, bán rút tiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến thị trường. Giờ cầu nội lớn, mỗi phiên giao dịch quanh 1 tỉ đô thì yếu tố NĐT ngoại sẽ không ảnh hưởng, tác động quá lớn làm méo mó chỉ số nữa.

Với các phản ứng bán tháo trên thị trường khi có tin đồn thì chị phản ứng như thế nào?

Thường thì khi có tin xấu 1 mã nhất định, tôi sẽ khuyến nghị NĐT tránh mua mã đó, vì nhiều khi thị trường không cần biết tin đó có đúng hay sai, nhưng giá giảm lại là thật. Thị trường còn nhiều mã để lựa chọn, tôi vẫn khuyến nghị khách hàng tránh những mã có tin thiên nga đen để quản trị rủi ro.

Nữ môi giới quản lý 1.800 tài khoản khách hàng: Khi VN-Index 1500 điểm rất khó tìm mã có lợi nhuận lớn hơn 50%, nhưng thị trường hiện tại cơ hội nhân đôi rất nhiều - Ảnh 5.

Vẫn vĩ mô và kết quả kinh doanh như vậy, với tôi các mã rơi 6-7 phiên sàn là cơ hội hiếm có để mua rẻ trong năm. NĐT có tiền nhàn rỗi nên tận dụng cơ hội này để mua ” cất tủ” những mã cổ phiếu giá trị.

Khi Vn-Index 1500 thì khó để có những mã cho lợi nhuận lớn hơn 50%, nhưng thị trường hiện tại cơ hội cho các mã lớn hơn 50% và x2 lại rất nhiều.

Chị nghĩ sao khi độ tuổi đầu tư ngày càng trẻ hoá, ngày càng nhiều các bạn sinh viên ngay từ ghế nhà trường đã tham gia đầu tư chứng khoán? Làm thế nào để các F0 sống xót trên thị trường khắc nghiệt như thế này?

Tôi thấy độ tuổi đầu tư trẻ hoá là tín hiệu khá tốt, cho thấy nhiều người đã quan tâm chứng khoán từ sớm. Đầu tư càng sớm càng có nhiều kinh nghiệm cho sau này, vì đa số người dân VN đi làm trước đến giờ có lương sẽ chỉ trú ẩn quanh các kênh bất động sản, chứng khoán,

vàng, ngoại tệ, ngân hàng. Bất động sản thì không phải ai cũng đủ tiền đầu tư, tỉ giá ngoại tệ thì đứng yên do tiền đồng Việt Nam 2 năm gần đây khá mạnh, lớp trẻ giờ không còn mấy ai thích mua tích trữ vàng vật chất như thời ông bà bố mẹ nữa, còn kênh chứng khoán thì đa dạng thông tin, được Nhà nước bảo hộ, lại giao dịch online thuận lợi, có nhiều lựa chọn mã cổ phiếu để đầu tư, nên lứa trẻ thích tham gia hơn các kênh khác.

Tôi nghĩ biết đầu tư chứng khoán cũng là 1 kỹ năng “sinh tồn”, biết cách đầu tư và kiếm tiền cho lớp trẻ hiện đại.

Như con tôi khi thành thạo đọc viết, nhân số, tôi cũng sẽ hướng dẫn cách đầu tư chứng khoán dần. Tôi nghĩ đó là cách dạy con tích sản thiết yếu ngay từ bé cho hình thành dần thói quen và nhận biết về tài chính cá nhân.

Các F0 có thể thành F1, hay Fn hay không là do có đủ kiến thức và sự kiên trì không, có được người dẫn dắt tốt hay không. Việc lãi hay lỗ sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc cách biết quản trị danh mục, cách chia vốn đi tiền như thế nào, cách chọn mã phù hợp với mình ra sao. Bất cứ việc gì để thành công cũng cần kiên trì và học hỏi, mới có được kết quả tốt.

Xin cảm ơn chị.

“Chảo lửa” chợ chứng phiên 25/4: F0 sợ hãi muốn rời thị trường, Fn tắt app nghỉ lễ sớm, mắt không thấy thì tim không đau!



https://babfx.com/tien-de-ra-tien-nu-moi-gioi-quan-ly-1800-tai-khoan-khach-hang-khi-vn-index-1500-diem-rat-kho-tim-ma-co-loi-nhuan-lon-hon-50-nhung-thi-truong-hien-tai-co-hoi-nhan-doi-rat-nhieu-20220426104138341.chn

Theo Châu Cao

Nhịp Sống Kinh tế

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*