Bóng đen phủ kín ngành công nghiệp kim cương toàn cầu

Căng thẳng xung đột Nga-Ukraine đang làm gián đoạn chuỗi những giao dịch trị giá hàng tỷ USD trải dài theo khắp các mỏ kim cương vĩnh cửu tại Siberia, bên trong từng trung tâm thương mại Antwerp của Bỉ, nhà máy Ấn Độ và cả những tiệm trang sức xa hoa nơi New York tráng lệ. Nguyên nhân là bởi Nga là nhà sản xuất đá quý lớn nhất thế giới.

Lệnh trừng phạt của phương Tây lên Công ty khai thác mỏ khổng lồ của Nga Alrosa PJSC, vốn cung cấp tới 1/3 số đá quý thô trên toàn cầu, đang khiến toàn ngành công nghiệp kim cương bị xáo trộn nghiêm trọng. Việc các công ty, từ Tiffany & Co đến Signet Jewelers, lần lượt tuyên bố tạm ngừng bán kim cương Nga khiến cánh dân buôn không khỏi lo lắng, tuyệt vọng tìm đến một giải pháp thay thế mới mang tên Ấn Độ – một trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Gần 1 nửa số kim cương tại Mỹ đang phụ thuộc vào Ấn Độ, song điều này không giúp ngành công nghiệp kim cương tránh khỏi những tác động tiêu cực từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Sự gián đoạn có thể làm nguồn cung trên khắp Bắc Mỹ sụt giảm, đồng thời khiến Ấn Độ thiệt hại 2,5 tỷ USD trong quý này, tương đương gần 10% doanh thu hàng năm. Vấn đề được cho là đặc biệt nghiêm trọng, nhất là khi Mỹ được dự báo sẽ có khoảng 2,5 triệu đám cưới trong năm nay, con số cao nhất trong 4 thập kỷ.

BÓNG ĐEN PHỦ LÊN CÁC TRUNG TÂM KIM HOÀN SẦM UẤT

Tại thành phố Surat, Ấn Độ, một trong những trung tâm kim hoàn lớn nhất nhì thế giới, các chợ kim cương trở nên vắng lặng lạ thường. Công nhân hết việc, đứng ngồi không yên, đành cặm cụi uống trà giết thì giờ. Họ tâm sự rằng nhập khẩu đá mới giảm và các lệnh trừng phạt thực sự đẩy bên xuất khẩu lâm vào tình cảnh khó khăn.

“Bình thường con phố này chật cứng người mua kẻ bán. Giá đột ngột giảm sau khi xung đột xảy ra và người ta chẳng muốn mua cổ phiếu của công ty chúng tôi nữa’’, Manish Jain, một thương nhân chia sẻ với tờ Bloomberg.

Bóng đen phủ kín ngành công nghiệp kim cương toàn cầu - Ảnh 1.

Trung tâm kim cương quận Manhattan, Mỹ đang chịu nhiều tác động tiêu cực do nguồn cung khan hiếm

Một số khách hàng bắt đầu từ chối những loại đá có xuất xứ từ Nga vì cho rằng chúng chẳng khác gì những viên kim cương “xung đột”. Điều này khiến thương nhân Ấn Độ buộc chuyển hướng khai thác sang những thị trường thân thiện hơn như Trung Quốc, Đông Nam Á hoặc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Tình cảnh tại trung tâm kim cương quận Manhattan, Mỹ cũng không khá khẩm hơn là bao. Các đại lý cho biết việc kinh doanh đình trệ từ nhiều tháng nay do nguồn cung thâm hụt trầm trọng. Xung đột Nga-Ukraine khiến hoạt động khai thác giảm đi đáng kể, trong khi lạm phát cứ thế tăng phi mã.

Theo Avi Davidoff, một nhà tư vấn tại Leon Diamond, khách hàng cũng thường thắc mắc về nguồn gốc của các viên đá. Họ sẽ từ chối nếu biết chúng được khai thác trên đất Nga. Sự kén chọn này, cùng với các lệnh trừng phạt, đang làm khó Ấn Độ, quốc gia vốn vẫn đang nhập khẩu rất nhiều dầu mỏ và hàng hóa Nga.

Hiện Ấn Độ vẫn đang xuất khẩu kim cương Nga sang Mỹ, song nguồn cung này sẽ sớm cạn kiệt vào tuần đầu tiên của tháng 6, theo Vipul Shah, Phó Chủ tịch Hội đồng xúc tiến xuất khẩu trang sức và đá quý Ấn Độ. Anh mới đây cũng tuyên bố cấm nhập khẩu hoặc đánh thuế mạnh các mặt hàng cao cấp, từ kim cương đến trứng cá muối.

Bóng đen phủ kín ngành công nghiệp kim cương toàn cầu - Ảnh 2.

Kim cương thô

De Beers, nhà cung cấp kim cương lớn thứ hai thế giới, theo đó gặp nhiều khó khăn trong việc chế tạo đá quý, dù phía các mỏ dự trữ vẫn đang hoạt động hết công suất. Các chuyên gia của tờ Bloomberg cho rằng, với cái đà này, rất khó để nguồn cung nguyên liệu tăng ổn định trở lại trước năm 2024.

“Chúng tôi rất khó chế tác các sản phẩm mới’’, Bruce Cleaver, Giám đốc điều hành của De Beers chia sẻ.

Surat, trung tâm công nghiệp quan trọng ở bang Gujarat cũng đang chịu nhiều tổn thất. Thành phố này có đến 5.000 xưởng đánh bóng kim cương, quy mô lớn nhỏ đủ cả. Tại Mahidharpura, khu chợ kim hoàn nổi tiếng, các thương nhân thường sử dụng nhíp và kính lúp để kiểm tra độ bóng của những viên đá trước khi chúng được chuyển tới tay các khách hàng phương Tây.

Tại công ty B. Virani & Co chuyên cung cấp đá quý cho Tiffany, nhân công thường làm việc theo ca để cắt kim cương. Mức lương dao động trong khoảng 450 USD/tháng.

Tuy nhiên, sau khi lệnh trừng phạt được ban hành, nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả B. Virani & Co, đã buộc phải cắt giảm giờ làm việc. Ngành công nghiệp với hàng triệu nhân lực tại Surat bị “trật bánh’’ ngay tức thì.

Bóng đen phủ kín ngành công nghiệp kim cương toàn cầu - Ảnh 3.

Các thợ kim hoàn đang chế tác kim cương

“Chúng tôi được đào tạo để phân biệt các loại đá khác nhau nhờ màu sắc. Thế nhưng, không phải ai cũng làm được điều đó. Phân biệt nguồn gốc đá quý trên quy mô lớn theo đó là điều không thể’’, Abhishek Baid, một nhà giao dịch kim hoàn cho biết.

BÓNG ĐEN PHỦ KÍN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KIM CƯƠNG

Theo ông Vipul Shah, Phó Chủ tịch Hội đồng xúc tiến xuất khẩu trang sức và đá quý Ấn Độ, việc phương Tây trừng phạt các mỏ kim cương của Nga về lâu dài sẽ tàn phá ngành công nghiệp, đẩy hàng nghìn nhân công Ấn Độ vào tình cảnh khốn đốn và ảnh hưởng tiêu cực đến các trung tâm thương mại lớn trên toàn cầu.

Được biết công ty khai thác mỏ khổng lồ của Nga Alrosa PJSC vừa phải hủy đơn hàng cuối cùng hồi tháng 4 và không có kế hoạch xuất thêm đơn hàng mới trong tháng này. Nguồn cung khan hiếm càng khiến giá kim cương tăng mạnh, trong đó giá một viên kim cương thô loại nhỏ chuyên được dùng để chế tác nhẫn cưới đã tăng khoảng 20% ​​kể từ đầu tháng 3 này.

“Kim cương không giống như dầu mỏ, thứ mà các quốc gia có thể dễ dàng bù đắp sự thiếu hụt’’, Shah nói. “Không có mỏ kim cương mới nào, vì vậy, sự phụ thuộc của chúng tôi là rất lớn’’. Được biết, đá quý và đồ trang sức là nguồn xuất khẩu lớn thứ 3 của Ấn Độ, giúp nước này thu về khoảng 39 tỷ USD cho năm tài chính kết thúc vào tháng Ba.

Bóng đen phủ kín ngành công nghiệp kim cương toàn cầu - Ảnh 4.

Các thương nhân thường sử dụng nhíp và kính lúp để kiểm tra độ bóng của những viên đá trước khi chúng được chuyển tới tay các khách hàng phương Tây

Bình luận thêm về lệnh trừng phạt Mỹ áp đặt lên ngành công nghiệp đá quý Nga, ông Tom Neys, phát ngôn viên của Trung tâm kim cương thế giới Antwerp (AWDC) cho biết chúng sẽ không tác động nhiều, bởi nếu cần, Nga vẫn sẽ bán lại kim cương cho Ấn Độ thay vì Antwerp của Bỉ.

Điều này được cho là sẽ khiến Bỉ gặp nhiều khó khăn bởi lĩnh vực kim cương tạo ra gần 30.000 việc làm cho quốc gia này. Hơn nữa, vào năm 2021, xuất nhập khẩu kim cương (cả thô và đánh bóng) đã mang lại nguồn thu khổng lồ 37,23 tỷ Euro cho Bỉ. Do vậy, mất Nga đồng nghĩa với việc mất đi nguồn cung kim cương quan trọng vốn chiếm tới 5% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Báo The Guardian cũng trích lời nhiều chuyên gia cùng ngành cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ khó có thể ngăn hoàn toàn dòng chảy kim cương từ Alrosa sang các nước phương Tây. Nguyên nhân một phần là do phần lớn kim cương, đá quý của Nga được xuất khẩu thô. Chúng sau đó sẽ được cắt và đánh bóng tại Ấn Độ, nơi xử lý khoảng 90% kim cương thô trên thế giới trước khi tiếp tục xuất khẩu tới các nước bạn.

Dẫu vậy, do Alrosa không có kế hoạch xuất thêm đơn hàng mới trong tháng này, Nga có lẽ vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng. Ngành công nghiệp kim cương toàn cầu theo đó sẽ mất đi một mắt xích quan trọng đủ khiến cả “đoàn tàu” trật nhịp.

Theo: Bloomberg, The Guardian

Ngành công nghệ toàn cầu đang trải qua ‘cuộc đại tu’ sau 20 năm: Khủng hoảng bán tháo thường trực, rủi ro một làn sóng sa thải mới sắp bắt đầu

https://babfx.com/bong-den-phu-kin-nganh-cong-nghiep-kim-cuong-toan-cau-20220513153948098.chn

Huệ Anh

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*