Gen Z là thế hệ mang hình ảnh tự do, phóng khoáng và không ngần ngại chi tiền cho bản thân. Điều này khiến họ thường bị gắn mác chi tiêu hoang phí, xài tiền vô tội vạ.
Thế nhưng, các số liệu thống kê từ Afterpay cũng cho thấy có đến 75% Gen Z đang đầu tư, kinh doanh và quan tâm đến tiền tiết kiệm. Đồng nghĩa Gen Z rất có ý thức về quản lý tài chính và hiểu được giá trị của tiền bạc.
Rất nhiều bạn trẻ sớm đã có ý thức tiết kiệm, đầu tư để về lâu dài sớm đạt được ước mơ tự do tài chính.
Đầu tư từ những số tiền nhỏ nhất
Thanh Anh (19 tuổi, sinh viên) tiết lộ: “Nhiều người nghĩ tiết kiệm một số tiền lớn mới bõ công. Đầu tư nhiều thì tiền lời mới đáng kể. Mình lại nghĩ khác. Bài toán đầu tư không phải chỉ nằm ở việc kiếm được hay có được bao nhiêu tiền, mà còn đến từ cách thay đổi tư duy và thói quen của bản thân. Bạn phải học cách trân trọng và tiết kiệm từ những đồng tiền nhỏ nhất, rồi tối ưu hóa chúng và thử nghiệm các kênh đầu tư vừa và nhỏ”.
Theo cô nàng Gen Z, một trong những việc cơ bản, quan trọng nhất trong tiết kiệm là hiểu được giá trị thời gian của đồng tiền. Có nghĩa là 10.000 đồng của ngày hôm nay sẽ có giá trị cao hơn 10.000 đồng một năm sau.
Bạn càng tận dụng tiền của mình để nó sinh lời càng sớm, bạn sẽ bảo vệ chúng khỏi lạm phát và giữ được giá trị.
Vì mới ra trường nên mức lương của Thanh Anh chỉ khoảng 7 triệu. Sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt, cô bạn tiết kiệm được 1,5 đến 2 triệu đồng.
Cách Thanh Anh chọn khi mới chỉ có một số vốn nhỏ là gửi khoản tiền nhỏ với mức sinh lời hợp lí, sao cho vừa có thể gửi và rút tiền linh hoạt cho các mục đích khác nhau, tiền nhàn rỗi vẫn sinh lời và có thể gửi từ số tiền nhỏ đến rất nhỏ – chỉ từ 10.000 đồng.
Với Gen Z, tiết kiệm cần rất nhiều sự kỷ luật
Với rất nhiều bài học trên các phương tiện truyền thông về vấn đề quản lý tài chính, Gen Z hiểu được rằng cần có tích lũy cho những lúc khó khăn và bất trắc. Vì vậy, ngoài đầu tư từ những khoản tiền nhàn rỗi dù nhỏ nhặt, họ còn biết cách cân bằng tài chính và đề cao tiết kiếm.
Theo The Balance, tiết kiệm đôi khi rất khó. Trong cuộc sống, sẽ có nhiều tình huống bất ngờ hoặc bệnh tật ảnh hưởng đến kế hoạch tiết kiệm của chúng ta.
Tự làm đồ uống thay vì đi mua ở cửa hàng có thể giúp bạn tiết kiệm được một số tiền kha khá.
Nếu bạn đang cảm thấy tiết kiệm khó khăn, hãy cố gắng tiêu xài ít hơn mỗi tháng. Tháng này bạn có thể cố gắng dùng ít hơn 1-2 triệu so với tháng trước và lặp đi lặp lại để tạo thói quen.
Ví dụ, bạn có thể tự pha chế đồ uống của mình thay vì mua một tách cafe ở ngoài. Bạn cũng có thể mix&match lại các món đồ để có outfit hợp mắt thay vì điên cuồng mua sắm đồ mới.
Một trong những cách đơn giản và hiệu quả để tiết kiệm là “Trả cho bản thân trước” (Pay yourself first). Cụ thể hơn, các bạn hãy thiết lập trước một khoản tiết kiệm trong tổng thu nhập của mình và phần thu nhập còn lại để chi tiêu. Chúng ta sẽ giữ kỷ luật để chi tiêu trong phần thu nhập còn lại đã tiết kiệm được.
Như thế, kỷ luật sẽ giúp chúng ta tăng được tiết kiệm và Gia tốc tăng tài sản cũng như giá trị tài sản của chúng ta sẽ có cơ hội phát triển nhanh chóng. Ví dụ như Thanh Anh, cô đã rèn luyện được thói quen tích lũy một triệu đồng mỗi tháng. Số tiền tuy không lớn nhưng Thanh Anh đã có một khoản tiền gửi tiết kiệm đều đặn sinh lời.
Hiểu một cách đơn giản, phương pháp này giúp chúng ta xây dựng kỷ luật qua việc tiết kiệm một lượng tiền nhất định mỗi khi thanh toán một hóa đơn bất kỳ nào đó. Phương pháp này đã được chứng minh qua thời gian và có ảnh hưởng nhất định đến cách tiết kiệm của chúng ta.
Một trong những nguyên tắc căn bản để xác định tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập chính là độ tuổi. Nếu ở độ tuổi 20 thì tỷ lệ tiết kiệm của bạn tương ứng là 20% thu nhập, đến độ tuổi 30 thì nâng lên tiết kiệm 30% thu nhập. Đây là nguyên lý chung, nên tùy thuộc điều kiện- năng lực và kế hoạch tài chính, mà mỗi người sẽ xác định cụ thể tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập của mình trong mỗi giai đoạn khác nhau. Gen Z có lợi thế là tuổi đời còn trẻ nên hành trình tiết kiệm của họ cũng dài và không quá nhiều áp lực.
Bạn cũng đừng quên đặt mục tiêu tiết kiệm cho mình qua các mốc thời gian và tự thưởng cho bản thân khi đã đạt mục tiêu đó.
Minh Kiên (22 tuổi, Coder) chia sẻ: “Tiết kiệm không có nghĩa là ép bản thân phải tằn tiện quá mức. Điều quan trọng bạn cần học là xây dựng thói quen tiết kiệm và tiết kiệm đều đặn, có kỷ luật“.
https://babfx.com/the-he-cha-anh-bao-gen-z-tieu-xai-hoang-phi-boc-ngan-can-dai-khong-biet-tiet-kiem-su-thuc-la-20220503121450731.chn
Quỳnh Như
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Để lại một phản hồi