Ông Ngô Thế Hiển, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội chia sẻ nhận định tại Talkshow “Chọn Danh Mục” kỳ 9. |
Chia sẻ tại Talkshow “Chọn Danh Mục” kỳ 9 của Báo Đầu tư, với chủ đề “Hành động trong mắt bão”, ông Ngô Thế Hiển, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội cho rằng, kịch bản VN-Index về 950 điểm chỉ xảy ra khi xuất hiện tin tức trong và ngoài nước đặc biệt xấu.
“Nhìn lại diễn biến chỉ số VN-Index một năm qua, sau khi mất vùng hỗ trợ 1.430 điểm, chúng ta đang ở giai đoạn điều chỉnh sau giai đoạn tăng mạnh ở hai năm 2020-2021. Hiện chỉ số đang kiểm định mốc 1.150 điểm. Phía trước là ngưỡng tâm lý 1.200 điểm mà chỉ số cần vượt qua”.
Tuy nhiên, ông Hiển cũng nhấn mạnh vẫn cần thời gian để xét xem vùng đáy hiện tại đã vững hay chưa, nhất là khi yếu tố rủi ro vẫn còn ở phía trước.
Rất khó đoán chỉ số VN-Index sẽ về bao nhiêu điểm. Tuy nhiên, xét về phân tích kỹ thuật, có một số ngưỡng hỗ trợ là 1.130 điểm và 1.080 điểm. Về khả năng thị trường có tiếp tục rơi xuống mốc 950 điểm, theo ông Hiển, ở thời điểm hiện tại, khó xảy ra. Kịch bản VN-Index về 950 điểm chỉ xảy ra khi xuất hiện tin tức trong và ngoài nước đặc biệt xấu.
Thực tế, sau khi không chinh phục thành công mốc 1.300 điểm ở nhịp phục hồi liền trước, VN-Index đã giảm hơn 9%. Tuy vậy, nhiều cổ phiếu đã giảm rất mạnh. Theo thống kê của bộ phận phân tích SHS, 60% mã cổ phiếu giảm sâu hơn mức giảm của VN-Index, một nửa trong số này giảm trên 20%.
Lý do chính kéo thị trường quay đầu giảm sâu thời gian qua đến từ nhiều thong tin không tích cực, như lạm phát Mỹ tiếp tục ở mức cao, Fed tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm gây ra sự hỗn loạn trên thị trường tài chính toàn cầu cũng vào thời điểm VN-Index đang đứng trước ngưỡng tâm lý 1.300 điểm.
Cũng theo ông Hiển, thị trường còn chịu áp lực hạ margin của nhà đầu tư. Ngoài ra, với tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân lớn, biến động của thị trường vốn đã mạnh ở điều kiện bình thường. Với loạt thông tin tiêu cực, làn sóng bấn tháo cổ phiếu bất chấp nền tảng của doanh nghiệp, triển vọng nền kinh tế
P/E tại phiên ngày 22/6 giảm còn khoảng 13 lần. Đây cũng là mức P/E thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Mức P/E trung bình 5 năm là 16,5 lần; còn bình quân 10 năm đạt 15 lần. Trong khi đó, triển vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế khá tốt và doanh nghiệp vẫn có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận.
Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp thực tế cũng đã chịu ảnh hưởng từ các biến động bất thường thời gian qua. Qua khảo sát của khối phân tích SHS, nhiều doanh nghiệp cho biết tình hình đang khó khăn hơn. Qua thời gian giá đầu vào tăng, họ vẫn duy trì thủy sản, dệt maydoanh nghiệp có triển vọng
“Tình hình khó khăn hơn so với trước. Qua quãng thời gian ban đầu, chi phí của các doanh nghiệp đã tăng lên so với trước. Lạm phát tăng khiến nhu cầu hàng hoá không thiết yếu tăng trưởng chậm lại so với trước đây. Tuy nhiên, một số ngành như thuỷ sản, dệt may mang tính chất thiết yếu nhiều hơn nên đầu ra vẫn duy trì được”, ông Hiển cho hay.
Đối với hoạt động huy động vốn tại các doanh nghiệp qua kênh phát hành cổ phần, trái phiếu. Sau một năm bùng nổ, cùng sự sụt giảm thị trường chung cùng các sự vụ, hoạt động phát hành gặp khó khăn hơn. Tuy vậy, trên thực tế, doanh nghiệp có hoạt động cơ bản tốt, có thể huy động vốn trên thị trường như SHS trên thị trường cổ phiếu hay một số doanh nghiệp bất động sản đã phát hành trái phiếu trở lại trong tháng 5.
Để lại một phản hồi