Chính sách tiền tệ của châu Á đã bị thắt chặt đáng kể trong thời gian qua, đặc biệt khi các nền kinh tế phát triển tăng lãi suất. Ảnh: AFP |
“Nếu bạn nhìn vào nợ của khu vực châu Á, tỷ trọng trong tổng nợ, thì con số đó đã tăng khá mạnh”, ông Srinivasan bình luận trên đài CNBC.
Ông Srinivasan cho biết, nợ của châu Á đã tăng từ mức 25% trước đại dịch lên 38% như hiện nay. Chuyên gia này lưu ý, các quốc gia như Mông Cổ, Maldives và Papua New Guinea có nguy cơ rủi ro nợ, còn Sri Lanka đã không có khả năng trả nợ.
Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), lạm phát của Mông Cổ sẽ đạt mức 12,4% trong năm nay.
Còn Maldives đã phải vật lộn với nợ cao trong nhiều năm qua. Mặc dù tỷ lệ nợ trên GDP của Maldives đã giảm trong hai năm qua, nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức cao, khoảng 100% GDP.
“Do đó, nhiều quốc gia ở châu Á đang phải đối mặt với món nợ tăng cao. Và một số quốc gia rơi vào cảnh khó khăn vì nợ nần. Và đó là điều mà chúng ta phải đề phòng”, ông Srinivasan nói.
Trong triển vọng kinh tế toàn cầu công bố hôm 26/7, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu từ 6,1% trong năm ngoái xuống 3,2% trong năm nay, đồng thời lưu ý tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng.
Ông Srinivasan cho rằng tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ bị ảnh hưởng đáng kể vào năm 2022 và 2023, lần lượt chậm lại còn 4,2% và 4,5%.
“Năm nay, chúng tôi nhận thấy lạm phát là một yếu tố chi phối khá lớn. Trên thực tế, chúng tôi đã cảnh báo lạm phát ở châu Á trên phạm vi rộng hơn và điều đó đặc biệt đúng đối với các nền kinh tế phát triển ở châu Á”, ông Srinivasan cho biết. Tuy nhiên, chuyên gia IMF không đưa ra nhận định về nguy cơ liệu châu Á có gặp khủng hoảng hay không.
“Sự suy giảm [tăng trưởng] phản ánh tác động nghiêm trọng của xung đột quân sự [Ukraine]. Xung đột khiến lạm phát gia tăng đáng kể”, ông Srinivasan đánh giá.
Chuyên gia này cho rằng, chính sách tiền tệ của châu Á đã bị thắt chặt đáng kể trong thời gian qua, đặc biệt khi các nền kinh tế phát triển tăng lãi suất.
Để lại một phản hồi