Beryozka – chuỗi cửa hàng “huyền thoại” thời Liên Xô được tái sinh tại Nga

Hãng tin RT (Nga) ngày 3/8 đưa tin, Chính phủ Nga đã quyết định mở hai cửa hàng miễn thuế ở Moscow và St.Petersburg để bán rượu, thuốc lá, bánh kẹo, mỹ phẩm, đồ trang sức, điện thoại thông minh và đồng hồ. Các cửa hàng này sẽ nhận thanh toán bằng cả đồng rúp và ngoại tệ. Điều khác biệt là chỉ những người có giấy tờ đặc biệt mới có thể mua sắm ở đó, gợi nhớ đến các cửa hàng Beryozka “huyền thoại” vào thời Liên Xô.

Mặc dù chính phủ Nga đã công bố quyết định vào ngày 27/7, nhưng nó sẽ có hiệu lực từ ngày 27/8. Hiện tại vẫn chưa rõ liệu các cửa hàng này có mở cửa vào thời điểm đó và địa chỉ được đặt ở đâu.

“Quay lại thời Liên Xô, bạn bè tôi làm việc ở nước ngoài, và có những cửa hàng dành cho các nhà ngoại giao được giảm giá nhất định. Các cửa hàng này cho phép các nhà ngoại giao tự do mua hàng hóa mà họ không thể nhập khẩu hoặc mua ở nước sở tại”, Thượng nghị sĩ Nga Vladimir Dzhabarov nói với tờ Parliamentary Gazette.

Theo hãng tin RT, các nhà ngoại giao nước ngoài, các thành viên trong gia đình và nhân viên của các tổ chức quốc tế sẽ có thể mua sắm ở đó, miễn là họ có giấy tờ xác nhận đặc biệt của Bộ Ngoại giao Nga. Giá sẽ được liệt kê bằng rúp, euro và đô la. Hải quan Nga sẽ phụ trách các cửa hàng, nơi sẽ chỉ bán những mặt hàng thường được áp dụng chính sách miễn thuế.

Ngay lập tức, sáng kiến này được so sánh với Beryozka – một chuỗi cửa hàng lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1961. Tuy nhiên, chúng phục vụ không chỉ cho các nhà ngoại giao mà còn cho quân đội và một số công nhân Liên Xô hoạt động ở nước ngoài, những người được phép sử dụng ngoại tệ của họ tại các cửa hàng do nhà nước điều hành. Beryozka cũng bán thực phẩm và quần áo – mặt hàng mà các cửa hàng sắp mở sẽ không bán. Cũng không giống như các cửa hàng sắp mở, Beryozka không chấp nhận đồng rúp.

Các cửa hàng Beryozka đầu tiên được mở tại các sân bay Sheremetyevo và Vnukovo ở Moscow, và các khách sạn Ukraine và Leningrad – hai trong số bảy tòa nhà cao tầng nổi tiếng của Moscow. Chuỗi cửa hàng này sau đó đã được thiết lập ở thủ đô của tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô và các thành phố nghỉ mát du lịch nổi tiếng như Sochi, Sevastopol và Yalta. Sau khi Liên Xô giải thể, chuỗi cửa hàng này được tư nhân hóa và bị phá sản vào giữa những năm 1990.

Beryozka - chuỗi cửa hàng huyền thoại thời Liên Xô được tái sinh tại Nga - Ảnh 1.

Cửa hàng Beryozka ở Liên Xô. Ảnh: rbth.com

Nơi duy nhất có thể chi tiêu ngoại tệ hợp pháp

Theo trang Russia Beyond, vào thời Liên Xô, nơi duy nhất có thể chi tiêu ngoại tệ hợp pháp là tại chuỗi cửa hàng cao cấp Beryozka.

Các cửa hàng Beryozka chủ yếu nhắm đến khách du lịch, đặc biệt là từ phương Tây – những người được mời chi tiêu nhiều nhất có thể bằng đồng nội tệ của đất nước họ. Vì vậy, các cửa hàng này chủ yếu bán đồ trang sức, lưu niệm.

Trong cuốn hồi ký du lịch Liên Xô của mình, nhà văn Mỹ Gini Graham Scott đã mô tả cửa hàng Beryozka trên phố Gorky (nay là Tverskaya) ở Moscow như một “thiên đường dành cho khách du lịch”, chứa đầy sách nghệ thuật, đồ trang sức, rượu vodka và những con búp bê matryoshka tinh xảo.

Ban đầu, chỉ những người Nga có đặc quyền cao – các nhà ngoại giao, chuyên gia quân sự và vận động viên – mới có thể mua sắm tại Beryozka. Nhưng khi hàng tiêu dùng cơ bản dần trở nên khan hiếm, ngày càng có nhiều công dân Liên Xô trung lưu tìm cách mua sắm ở đó.

Theo trang Russia Beyond, ở đó có rất nhiều thịt không giống với hầu hết các siêu thị Liên Xô – nơi ưu tiên là các mặt hàng chủ lực cơ bản như khoai tây, cháo, vodka và đồ ngọt.

Beryozka - chuỗi cửa hàng huyền thoại thời Liên Xô được tái sinh tại Nga - Ảnh 2.

Bên trong một cửa hàng Beryozka vào năm 1974. Ảnh: Getty Images

Ngoài ra, tại Beryozka, những người quan tâm đến “thực phẩm cho tâm hồn” cũng thấy nhiều thứ hữu ích. Theo một bài báo trên tờ New York Times từ năm 1977, Beryozka là một nơi tốt để mua những cuốn sách mà Chính phủ Liên Xô không khuyến khích, bao gồm các tác phẩm của Boris Pasternak và Osip Mandelstam.

Khi sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở Liên Xô dưới thời nhà lãnh đạo Leonid Brezhnev, một số mặt hàng rõ ràng là không dành cho khách du lịch đã bắt đầu xuất hiện tại Beryozka. Ví dụ, ô tô là một trong những mặt hàng được mua phổ biến nhất, nhưng chỉ những loại xe được sản xuất trong nước. Tại Beryozka, người ta chỉ cần trả tiền mặt cho hàng hóa, giống như ở một nước tư bản.

Theo trang Russia Beyond, vào năm 1970, có tới 7% tổng số ô tô bán ra ở Liên Xô được mua bằng ngoại tệ tại các cửa hàng Beryozka. Chiếc xe phổ biến nhất là Lada Sedan, có giá khoảng 7.000 USD (bằng một nửa giá công bố bên ngoài). Các tùy chọn sang trọng hơn, chẳng hạn như GAZ Volga, có thể có giá từ 15.000 đến 25.000 USD.

Beryozka - chuỗi cửa hàng huyền thoại thời Liên Xô được tái sinh tại Nga - Ảnh 3.

Cửa hàng Beryozka ở Liên Xô vào những năm 1970. Ảnh: Getty Images

Ngoài ô tô, các cửa hàng Beryozka nằm rải rác ở các thành phố lớn của Liên bang Xô Viết còn có đầy đủ quần áo, đồ nội thất và đến những năm 1980 là cả đồ điện tử. Nhà nước Liên Xô – quốc gia không thể tự sản xuất những mặt hàng này – rõ ràng đã cho phép công dân của mình mua những mặt hàng nhập khẩu này, nhưng với mức giá cao.

Như nhà báo Mỹ Philip Taubman đã chứng kiến vào năm 1987, các công dân Liên Xô phải trả tới 2.100 rúp cho một chiếc tivi Toshiba (khoảng hơn 3.000 USD vào thời điểm đó, cao hơn nhiều so với mức giá người tiêu dùng tại Mỹ phải trả).

Từ cửa hàng bán túi “secondhand” tới chuỗi hàng xa xỉ lớn nhất Trung Quốc: Những sai lầm liên tiếp khiến tượng đài sụp đổ

https://babfx.com/beryozka-chuoi-cua-hang-huyen-thoai-thoi-lien-xo-duoc-tai-sinh-tai-nga-20220805103929315.htm

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*