Ngày 5/10, các thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh thân cận (thường được gọi là nhóm OPEC+) sẽ có cuộc họp trực tiếp tại Vienna. Đây là lần đầu tiên các thành viên gặp gỡ trực tiếp kể từ khi đại dịch diễn ra cho tới nay. Cùng với đó, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak – người đóng vai trò chủ chốt trong việc hợp tác Nga – OPEC cũng sẽ tới dự.
Theo các chuyên gia, nhiều khả năng trong cuộc họp này, OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng lớn, có thể lên tới 2 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 2% nguồn cung dầu cho toàn cầu.
Trong những tháng vừa qua, giá dầu theo xu hướng giảm, hiện đang giao dịch ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2022 – thời điểm xung đột Nga – Ukraine diễn ra.
Đáng chú ý, phiên họp của OPEC+ diễn ra ngay sau khi Liên minh châu Âu (EU) đạt được thoả thuận về gói trừng phạt thứ 8 với Nga vào ngày 4/10/2022, bao gồm việc áp đặt trần giá dầu đối với năng lượng nhập khẩu từ Nga cho các nước thứ ba. Dự kiện, thoả thuận chính thức có thể được công bố ngày 5/10 theo giờ địa phương. EU đã cấm nhập khẩu than từ Nga và dự kiến sẽ cấm nhập khẩu dầu thô kể từ tháng 12 tới.
Tin tức EU áp trần giá dầu Nga cùng khả năng OPEC+ cắt giảm nguồn cung đã khiến giá dầu leo thang trong các phiên giao dịch gần đây, đạt mức gần 92 USD/thùng, so với 83 USD/thùng trước đó.
Theo các thành viên thị trường, với việc áp đặt trần giá dầu, EU đã khiến mối quan hệ giữa Nga và OPEC thêm phần gắn kết. Thực tế, OPEC nhận ra rằng, nếu EU có thể đặt mức giới hạn với giá dầu thô từ Nga thành công, hoặc thành công một phần thì nhiều khả năng biện pháp này cũng sẽ được áp dụng với dầu thô từ OPEC trong tương lai.
John Catsimatidis, CEO United Refining Company cho biết, việc các quốc gia OPEC và Nga cùng chung hành động đỡ giá dầu có thể đưa giá dầu lên mức 100 USD/thùng.
“Nếu giá dầu đạt 100 USD/thùng, Nga có thể thu về 100 tỷ USD/ngày”, John Catsimatidis cho biết.
Về phía EU, theo Bhushan Bahree, giám đốc S&P Global Commodity Insights, với việc giá dầu theo xu hướng tăng, các quốc gia châu Âu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa chính thức áp đặt các lệnh cấm vận với dầu mỏ Nga vào tháng 12/2022.
Để lại một phản hồi