Thừa Thiên Huế xây dựng đê chắn sóng cảng Chân Mây 757 tỷ đồng

a
Lễ khởi công Dự án Đê chắn sóng cảng Chân Mây. Ảnh: Thanh Chung

Ngày 8/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Dự án Đê chắn sóng cảng Chân Mây – giai đoạn 2.

Đây là công trình trọng điểm bảo vệ cho các cầu cảng, tăng thời gian khai thác hàng hóa, tăng năng lực cạnh tranh, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng cảng biển Khu bến Chân Mây nói riêng, cảng biển Thừa Thiên Huế nói chung.

Dự án Đê chắn sóng cảng Chân Mây – giai đoạn 2 được triển khai nhằm hoàn thiện quy mô Đê chắn sóng cảng Chân Mây được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt với quy mô kéo dài thêm 300m, hoàn thiện tổng thể chiều dài đê là 750m theo quy hoạch.

Việc hoàn thành công trình Đê chắn sóng cảng Chân Mây không những tăng năng lực khai thác hàng hóa, tăng năng lực cạnh tranh, từng bước hoàn thiện 3 sở hạ tầng cảng biển Khu bến Chân Mây nói riêng, cảng biển Thừa Thiên Huế nói chung, còn góp phần thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tổng mức đầu tư của dự án là 757 tỷ đồng, trong đó giá trị xây lắp là 680 tỷ đồng, với nguồn vốn là Ngân sách nhà nước, bao gồm vốn Ngân sách Trung trong và Ngân sách địa phương.

Dự án giao Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng khu vực khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư.

Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn và kỹ thuật hạ tầng giao thông, Viện Xây dựng công trình biển làm nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng. Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương, Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô, Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Linh, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Xây dựng Long Phụng làm nhà thầu thi công. Dự án dự kiến hoàn thành 1.250 ngày sau ngày khởi công.

Dự án Đê chắn sóng cảng Chân Mây – giai đoạn 2 đã cụ thể hoá, hiện thực hoạt mục tiêu, chủ trương của tỉnh và quyết tâm thực hiện Chủ trương của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung, huy động mọi nguồn lực, từng bước đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kinh tế – xã hội sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*