Khát vọng trị thủy của nhân loại đã đạt đến cấp độ nào và hệ lụy chúng gây ra là gì?

Theo số liệu gần đây của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), thuỷ điện chiếm 40% tổng công suất, vượt xa năng lượng mặt trời (28%) và gió (27%).

Loại năng lượng này được tạo ra bởi các nhà máy thủy điện, về cơ bản là những con đập lớn sử dụng dòng nước để quay tua-bin. Chúng cũng có thể phục vụ các chức năng phụ như giám sát dòng chảy và kiểm soát lũ lụt.

Dưới đây là 5 đập thuỷ điện lớn nhất trên thế giới, được xếp hạng theo sản lượng tối đa của chúng.

Khát vọng trị thủy của nhân loại đã đạt đến cấp độ nào và hệ lụy chúng gây ra là gì? - Ảnh 1.

Nguồn: Visual Capitalist

Tổng quan về dữ liệu

Bảng sau đây liệt kê thông tin chính về 5 con đập lớn tính đến năm 2021. Công suất lắp đặt là lượng điện năng tối đa mà một nhà máy có thể tạo ra khi đầy tải.

Khát vọng trị thủy của nhân loại đã đạt đến cấp độ nào và hệ lụy chúng gây ra là gì? - Ảnh 2.

Nguồn: Visual Capitalist

Đứng đầu danh sách là Đập Tam Hiệp của Trung Quốc. Con đập này bắt đầu hoạt vào năm 2003. Nó có công suất lắp đặt là 22,5 gigawatt (GW), gần gấp đôi đập Itaipu ở vị trí thứ hai.

Thế nhưng trên thực tế, xét về sản lượng hàng năm, đập Itaipu sản xuất cùng một lượng điện với Tam Hiệp. Điều này là do sông Parana có phương sai theo mùa thấp, nghĩa là tốc độ dòng chảy thay đổi rất ít trong suốt cả năm. Mặt khác, sông Dương Tử lại có lưu lượng giảm đáng kể trong vài tháng trong năm.

Để có cơ sở so sánh, hãy xem công suất lắp đặt của 3 nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới, tính đến năm 2021:

• Công viên năng lượng mặt trời Bhadla, Ấn Độ: 2,2 GW

• Công viên năng lượng mặt trời Hải Nam, Trung Quốc: 2,2 GW

• Công viên năng lượng mặt trời Pavagada, Ấn Độ: 2,1 GW

So với các đập lớn nhất được đề cập, các nhà máy năng lượng mặt trời có công suất lắp đặt thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, xét về chi phí (cent/kWh) thì cả hai thực sự khá đồng đều.

Siêu đập và hệ lụy

Đập Tam Hiệp là một kỳ quan kỹ thuật đã tiêu tốn 32 tỷ USD để xây dựng. Tất nhiên, bất kỳ cấu trúc nhân tạo nào lớn như thế này chắc chắn sẽ có tác động sâu sắc đến môi trường. Trong một nghiên cứu năm 2010, người ta thấy rằng con đập đã gây ra hơn 3.000 trận động đất và sạt lở kể từ năm 2003.

Mặc dù thủy điện có thể tiết kiệm chi phí, nhưng có một số lo ngại chính là về tính bền vững lâu dài của nó.

Đầu tiên, các đập thủy điện cần có các hồ chứa lớn ở thượng nguồn để đảm bảo khả năng cung cấp nước ổn định. Các vùng đất bị ngập đã phá vỡ hệ sinh thái, ảnh hưởng đến cuộc sống của động vật hoang dã và thậm chí gây ra các thảm họa tự nhiên như động đất.

Đập cũng có thể làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng hàng triệu người sống ở hạ lưu các con đập lớn phải chịu cảnh mất an ninh lương thực và lũ lụt.

Tham khảo Visual Capitalist

Một thứ quan trọng bậc nhất của Trung Quốc đang ngập tràn trong nền kinh tế Nga: Tăng trưởng “chóng mặt” tới 80 lần

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*