“Suy thoái luân phiên” ngày nay đã trở thành một thuật ngữ phổ biến để chỉ những gì mà Mỹ phải đối mặt kể từ khi nền kinh tế chậm lại vào đầu năm 2022. Thuật ngữ này ám chỉ rằng mặc dù nền kinh tế Mỹ có thể không rơi vào suy thoái chính thức, nhưng sẽ có một số lĩnh vực chịu tác động rất lớn.
Điều đó cũng đúng với thị trường việc làm, khi nhìn chung thì mạnh mẽ nhưng một số lĩnh vực có thể lại yếu kém hơn trong năm nay.
Trên thực tế, các nhà kinh tế học đã xác định được nhiều lĩnh vực mà có mức độ hạn chế khác nhau trong năm nay. Rand Ghayad, trưởng bộ phận kinh tế và thị trường lao động toàn cầu tại LinkedIn, cho biết rằng thị trường lao động vẫn còn hạn hẹp so với mức trước đại dịch và vẫn đang phục hồi.
Lĩnh vực nhà ở bước vào thời kỳ suy thoái mạnh vào năm 2022, theo sau là các chỉ số sản xuất sụt giảm trong vài tháng. Thêm vào đó, cuộc khảo sát các nhân viên của Cục Dự trữ Liên bang đã ghi nhận các điều kiện tín dụng siết chặt hơn, cho thấy tốc độ phát triển giảm đang ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính.
Các lĩnh vực khác có thể sẽ theo vết xe đổ này, khi các nhà kinh tế dự đoán Mỹ sẽ tăng trưởng chậm đến vừa phải trong năm nay.
Song, dữ liệu từ LinkedIn, mạng xã hội kết nối công việc và nhiều dữ liệu khác với 900 triệu thành viên trên toàn thế giới, cho thấy sự khác biệt so với dữ liệu của chính phủ.
Vậy những ngành nghề nào cần nhiều lao động?
Trước tình hình “suy thoái luân phiên”, một số người sẽ dễ dàng kiếm được việc, nhưng nhiều ngành khác cũng sẽ khó khăn hơn.
LinkedIn đã xác định một số ngành nghề mà các nhà tuyển dụng sẽ không ra chiêu để thu hút lao động mới. Đó là các ngành như quản lý chính quyền, giáo dục, dịch vụ tiêu dùng. Đây là những ngành mà người ứng tuyển nhiều hơn cơ hội việc làm sẵn có.
Các lĩnh vực có mức độ hạn hẹp vừa phải bao gồm công nghệ, giải trí, thông tin và truyền thông, dịch vụ chuyên nghiệp, bất động sản bán lẻ, dịch vụ bán lẻ và tài chính. Trong những ngành này, người xin việc dễ dàng tìm kiếm cơ hội hơn, đồng thời nhà tuyển dụng phải tăng cường nỗ lực tìm nhân sự.
Thị trường lao động “thừa” nhiều cơ hội việc làm nhất bao gồm nhà ở, dầu khí, nhà an dưỡng và chăm sóc sức khoẻ. LinkedIn nói rằng những lĩnh vực đó luôn thiếu nhân sự.
Theo dữ liệu của BLS, mặc dù ngành dịch vụ khách hàng liên tục dẫn đầu trong việc tăng lương, nhưng nhân viên trong ngành vẫn ít hơn khoảng nửa triệu so với mức trước đại dịch. Điều đó là sự thật, mặc dù các khách sạn, nhà hàng, quán bar… đã cùng nhau tăng lương theo giờ khoảng 23%.
Rand Ghayad cho biết những ngành này thực sự vẫn đang cần thuê rất nhiều người. Nhu cầu nhiều và thiếu hụt cũng rất nhiều. Các nhà tuyển dụng không thể tìm được người trong những ngành công nghiệp, dịch vụ, nhà ở hoặc bất cứ ngành nào liên quan đến thực phẩm hoặc giải trí.
Từ quan điểm kinh doanh, Ghayad cho biết đã có 4 ngành chống lại suy thoái kinh tế: quản lý công, tiện ích, giáo dục và dịch vụ tiêu dùng. Ông dự đoán hoạt động tuyển dụng trong những lĩnh vực này sẽ không dừng lại.
Mặc dù thị trường lao động có vẻ mạnh mẽ, nhiều nhà kinh tế cho rằng một cuộc suy thoái lớn hơn vẫn còn ở phía trước. Tuy nhiên, Ghayad cho biết ông hy vọng việc tuyển dụng sẽ vẫn sẽ sôi động, mặc dù nhiều bài đăng trên LinkedIn đề cập đến những từ như “sa thải”, “suy thoái” trong những tháng gần đây.
Theo CNBC
Để lại một phản hồi